Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ba “ông” Phúc Lộc Thọ
Thời sinh viên, ai cũng có những kỷ niệm đẹp về bài vở, bạn bè, tình yêu, nhưng với những cựu sinh viên CNTN, có lẽ mọi người còn giữ trong mình những ấn tượng cực kỳ sâu nặng về hình ảnh những người thầy đã tận tụy chèo chống con thuyền CNTN vượt qua bao sóng gió áp lực để đưa từng lứa sinh viên tiếp bước vào đời.

Nhân dịp này tớ muốn bày tỏ tấm lòng với những người thầy tớ (cũng như mọi người) vô cùng kính trọng, những người mà lâu nay tớ không có điều kiện giữ liên lạc, nhưng vẫn luôn xuất hiện trong đầu tớ mỗi khi tớ nghĩ điều gì liên quan đến giáo dục.

Lần đầu tiên tớ gặp cả 3 thầy trong ban điều hành là hôm khai giảng lớp K3, sau 1 tuần ngồi ở Khoa Lí mà cứ thấp thỏm mong được nhẩy lên lớp CNTN xem nó thế nào. Ấn tượng đầu tiên về bộ ba ban điều hành là… 3 thầy giống bộ ba ông Tam Đa quá . Bậy nhỉ, hôm đấy tớ cứ tự cười mãi về cái hình ảnh đấy, chẳng biết có ai giống tớ không, nhưng càng ngày, tớ càng thấy sự so sánh đấy của tớ là có lí.

Ông Phúc

Ông Phúc là người tớ biết đầu tiên, từ hồi học đội tuyển lớp 11. Từ hồi đó tớ đã thấy ở thầy toát lên một nét giản dị, nhẹ nhàng, nhưng có cái thần thái mà ai cũng phải nể phục, tôn trọng. Với đời, thầy là người trung dung, không màng danh vọng, quyền lực, nhưng trong nghiên cứu, thầy hết sức cuồng nhiệt với những ý tưởng khoa học, và luôn bền bỉ kiên trì theo đuổi đến cùng những gì mình đang làm. Thầy là một nhà khoa học chân chính, trung thực, không bao giờ bị thiên lệch bởi những yếu tố ngoài khoa học. Tính cách công bằng đấy của thầy còn thể hiện cả qua cách thầy đánh giá học sinh. Gần gũi hay xa cách, yêu quí hay lảng tránh, học sinh thể hiện với thầy thế nào cũng được, nhưng khi nhận xét, viết thư giới thiệu hay trao học bổng, thầy cứ qui từ năng lực mà ra. Nhóm Lí bọn tớ có may mắn khi được gần gũi thầy nhiều hơn, không cảm thấy thầy lạnh nhạt, nguyên tắc như cảm nhận của các nhóm khác. Đến thăm nhà thầy cô luôn được đón tiếp bằng những câu chuyện rất thú vị, cho dù quanh đi quẩn lại chỉ toàn Vật Lí. Những cũng từ những câu chuyện đó mà bọn tớ học được thêm rất nhiều. Chính thầy là người đầu tiên đã chỉ cho tớ thấy cần có sự hài hòa giữa lí thuyết và thực nghiệm, giữa ý tưởng và công cụ toán học. Hai năm đầu cử nhân, nhai đi nhai lại quyển CSVL nhưng không đứa nào nhóm lí dám khinh thường, bất cứ lúc nào thầy cũng có thể chiếu tướng bọn tớ bằng những câu hỏi khó nhằn từ những hiện tượng tưởng như ai cũng hiểu. Tớ gắn thầy với hình tượng Ông Phúc vì phía sau thành công (hoặc triển vọng thành công) của đa số sinh viên cử nhân luôn có dấu ấn của thầy. Thầy không chỉ gây ảnh hưởng lên sinh viên qua những bài giảng, kiến thức, phương pháp mà thầy truyền đạt, thầy còn là người nâng đỡ đường đi cho rất nhiều người. Nhờ mối quan hệ của thầy, sinh viên cử nhân được biết bác Trân, bác Sơn và biết đến trường X. Nhờ mối quan hệ của thầy mà sinh viên cử nhân có học bổng Odon Vallet và của bác Vân. Rồi những summer school với sự có mặt của nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã mở mang tầm nhìn và đem lại rất nhiều khích lệ cho sinh viên.

Ông Lộc

Ông Lộc, hiển nhiên sẽ gắn với cái gì đó Tài, Lộc. Hệ CNTN từ khi thầy lên làm trưởng ban có vẻ thoáng, cởi mở và đón nhận nhiều cái mới. Về cá nhân thầy, cái Lộc đấy thể hiện qua tính cách phóng khoáng, tinh đời của thầy; qua cách thầy enjoy cuộc sống ( tớ không tìm được từ nào hay hay, dùng hưởng thụ ở đây sợ có bạn nghĩ xấu) và qua cả chuyến đi Pháp thăm trường X của thầy cô. Đón thầy cô ở X, hay chạy qua chạy lại chỗ thầy cô và thỉnh thoảng ngồi ăn cùng thầy cô, tớ mới nhận thấy thầy sâu sắc, quan tâm và nhớ sinh viên nhiêu hơn tớ tưởng. Thầy sống với sinh viên, thật và gần gũi. Đến nhà thầy hay được uống rượu, tán đủ chuyện đời. Có lần còn được cô nấu cho ăn nữa, rồi cô toàn nói là sẽ giới thiệu sinh viên của cô cho cả lũ: học trò do cô đào tạo ngoan, hiền và nấu ăn khéo. (Tiếc thật, mình chưa kịp xơ múi gì đã phải đi rồi). Uống rượu với thầy thì thôi rồi, xôm phải biết. Anh em nào đến nhà Đào Hà K2 hôm thầy ở Paris thì chắc không quên được câu hát của thầy: “Tây Nguyên có cái nắng, có cái gió, không có cái ĐÓ, anh lên đây làm gì :D” Còn về khoa học, ân tượng đầu tiên của tớ về thầy là sự kết hợp hài hòa giữa Toán Học và Thơ Đường. Giáo trình giải tích của thầy bớt nặng nề đi rất nhiều bới những lời giới thiệu đầy thi vị. Hết mỗi chương lại hồi hộp đón xem thầy viết gì ở chương sau. Những khái niệm metric, compact, liên thông cũng bớt khô cứng bởi phong cách dạy rất “lãng tử” của thầy. Lên bục giảng, thầy chỉ kể chuyện rồi điểm qua ý chính của mỗi bài, thế mà nhờ đó bọn tớ học rất nhanh và thoải mái. Thầy còn cho sinh viên hiệu đính giáo trình, rồi cho trợ giảng nữa chứ. Bọn tớ thấy mình oai ác. Cùng với Đại số tuyến tính của thầy Hưng, môn giải tích của thầy là một trong những môn khiến bọn tớ oải nhất, thậm chí cực kỳ căng thẳng trong kỳ đâu tiên. Bọn nhóm Toán thì có nền tảng vững vàng nên học rất nhẹ nhàng, còn bọn Lí thì bò nhoài ra cũng không ôm hết bài. Nhưng chính sức ép đó đã làm bọn tớ vững vàng hơn rất nhiều, vượt qua được nó, bọn tớ tự tin hơn, nên khi sang X, kệ cho bọn Pháp nó tinh vi biết đủ thứ, tớ cứ từ từ mà tiến theo sức của mình, chẳng bị quá căng thẳng, nhưng cũng chăng ganh đua được với ai.

Ông Thọ

Người cuối cùng là ông Thọ, biểu trưng cho sự bền bỉ, nhẫn nại và miệt mài gắn bó với hệ. Những lần tớ về, không kịp đến nhà thăm từng thầy, chỉ ghé qua hệ, và lần nào cũng gặp thầy, và chỉ có thầy . Mọi người đều nói, không có thầy, chắc chắn các thể hệ SV CN không gần gũi với nhau được như thế này. Thầy quan tâm đến gia cảnh từng đứa, thầy tâm lí ( và cũng rất tinh ý) biết rõ trong lớp có đôi nào đang cò cưa nhau. Thầy như người mẹ chăm lo cho lũ sinh viên xa nhà từng li từng tí. Thầy như người cha, bênh vực bảo vệ lũ con trước sự tấp công, chỉ trích từ bên ngoài. Thầy coi bọn tớ như con, và bọn tớ cũng đều coi thầy như người cha thứ hai của mình. Hi vọng nhũng tấm lòng của bọn tớ bù đắp được phần nào cho sự mất mát lớn lao của thầy cô.

Hồi còn ở nhà, đến hệ tớ luôn có một cảm giác yên ổn và được quan tâm. Hệ hơi khép kín so với bên ngoài, nhưng nó làm bọn tớ cực kì thoải mái: có bình lọc nước để uống, có phòng máy tính máy lạnh để dùng (và thỉnh thoảng ngủ trưa). Có 2 phòng riêng biệt để trưa đến con trai một bên, con gái một bên, kéo rèm vào ngủ. Đằng sau cái sự thoải mái đó tớ luôn cảm thấy có sự chăm lo của thầy, nên càng thấy yên ổn hơn. Thậm chí có đứa còn thấy yên ổn đến mức không sợ thi trượt các môn xã hội :D, tất nhiên là có đứa trượt, nhưng không có thầy, chắc còn nhiều đứa chết nữa. Kể cũng khổ thầy, chắc thầy cũng gặp nhiều rắc rối vì những chuyện linh tinh thế này.

Lời kết

Những ngày này, chắc các thầy cũng nhiều tâm trạng. Sinh viên bọn tớ còn trăn trở với sự sống còn của hệ nữa là các thầy. Em chỉ muốn nói là chúng em cảm ơn các thầy rất nhiều, 3 thầy trong ban điều hành, và nhiều thầy cô khác đã tham gia và hỗ trợ hệ CNTN. Chúng em tự hào về những gì các thầy đã làm cho hệ. Hy vọng những tâm sự, suy nghĩ của các cựu SV CN nhân dịp này sẽ giúp các thầy mỉm cười với thành quả mà mình đã làm Mai kia, theo chu kì thăng giáng của tạo hóa, khi xã hội có nhu cầu, một hệ cử nhân tài năng khác sẽ được ra đời và làm tròn phận sự của nó. Nếu đúng thời điểm, chúng em cũng sẽ dồn hết tâm huyết để có một hệ, giống hệ CNTN của chúng ta…


 

 Nguyễn Bình Minh - K3 - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   |