TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin các đơn vị 23:24:37 Ngày 06/11/2021 GMT+7
Hội thảo quốc tế: Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam
Vừa qua, hội thảo quốc tế “Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam” do Khoa Luật - ĐHQGHN, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước Pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tổng hợp Lomonoxop (Liên bang Nga) và Trường ĐH Chính pháp Bắc Kinh Trung Quốc phối hợp tổ chức đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến.

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật của Việt Nam, Trung Quốc và Liên Bang Nga trao đổi, thảo luận về truyền thống và tiến trình hiện đại hóa chính trị và pháp luật cả về mặt lý luận và thực tiễn.

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu khai mạc hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe và trao đổi về các vấn đề: Hoạch định chiến lược thời ký hậu Xô – Viết; Vấn đề thực hiện các nguyên tắc pháp quyền trong nền kinh tế số hoá, vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, chính sách pháp lý của mỗi nước trong kỷ nguyên kỹ thuật số; Tác động theo hướng kìm hãm hay phát triển trong thời kỳ đại dịch, vấn đề thương mại quốc tế, vấn đề quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh toàn cầu, vấn đề thương mại, nhân quyền, quản lý xung đột môi trường…

Hội thảo đã cung cấp những phân tích và ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc hiện đại hóa pháp luật và chính trị trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của Trung Quốc và Việt Nam. Các đại biểu và diễn giả đã thảo luận nhiều vấn đề mang tính gợi mở cho Việt Nam về các nội dung: Cơ chế hợp tác tố tụng lợi ích công về an toàn thực phẩm giữa Trung Quốc và Việt Nam; Các quy tắc thương mại đa phương và khu vực đối với doanh nghiệp nhà nước của 3 nước Trung Quốc, Nga và Việt Nam; Quy chế về quyền sử dụng đất giữa Việt Nam và Trung Quốc; Khung pháp lý về giờ làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hội thảo diễn ra trong hai ngày với 6 phiên làm việc. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận, trong đó có 29 tham luận được lựa chọn trình bày và thảo luận tại các phiên. Thông qua hội thảo, các đại biểu và chuyên gia có thể đối chiếu so sánh các ứng xử của các nước để có thể tìm hiểu, kế thừa những kinh nghiệm quý, đồng thời tìm ra những điểm đặc thù của từng nước, cùng thảo luận và có các khuyến nghị phù hợp đảm bảo hài hoà tính truyền thống và hiện đại hoá trong chính trị và pháp luật của mỗi nước.

>>> Các tin tức liên quan:

- Khoa Luật tiếp và làm việc với Trường Đại học Thái Bình và Trường Đào tạo cán bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

- Khoa Luật phối hợp với Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức Khóa tập huấn “Khung pháp lý hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm về động vật hoang dã và các tội phạm xuyên quốc gia khác”

- Khoa Luật và Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên làm việc và ký kết Thỏa thuận hợp tác

- Chuyển đổi số trong đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN

 Hương Giang - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ