TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:21:44 Ngày 01/11/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Ngọc Hà
Tên đề tài: Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

1. Họ và tên: Phan Ngọc Hà                               2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 07/5/1976                                     4. Nơi sinh: Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4867/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):

- Quyết định về việc thay đổi người hướng dẫn khoa học số 361/QĐ-KL ngày 30/6/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật;

- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 122/QĐ- ĐHQGHN ngày 09/01/2018 và 107/QĐ- ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Quyết định buộc thôi học và trả về địa phương số 2029/QĐ-KL ngày 31/12/2019 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

7. Tên đề tài luận án: “Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”.

8. Chuyên ngành: Luật Kinh tế                           9. Mã số: 9380101.05  

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Thị Thanh.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án khai thác, tiếp cận ngân hàng TMCP là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án sẽ tiếp cận theo hướng đi từ bản chất của sáp nhập ngân hàng TMCP là một giao dịch tài chính, do vậy thông thường sáp nhập ngân hàng TMCP được tiến hành thông qua mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Đặc biệt, với phương thức mua lại cổ phiếu, ngân hàng TMCP bị sáp nhập buộc ngừng hoạt động, ngân hàng TMCP sáp nhập sẽ tiếp quản tất cả các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP bị sáp nhập.

Về cơ sở lý luận:

Thứ nhất, luận án xác định địa vị pháp lý cũng như tư cách pháp lý của các bên hậu sáp nhập ngân hàng TMCP.

Thứ hai, luận án xác định các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáp nhập ngân hàng TMCP phải cần có sự điều chỉnh của pháp luật.

Thứ ba, luận án xác định rõ các nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về sáp nhập ngân hàng TMCP. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực việc sáp nhập NHTM cần phải có pháp luật điều chỉnh cụ thể.

Về đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật sáp nhập ngân hàng TMCP:

Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật về sáp nhập ngân hàng TMCP liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cần thống nhất, điều chỉnh các nội dung chung nhất về sáp nhập doanh nghiệp nói chung và những đặc thù khi sáp nhập ngân hàng TMCP nói riêng. Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập ngân hàng TMCP thì cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật liên quan, không chỉ hoàn thiện riêng Luật các TCTD.

Thứ hai, pháp luật về sáp nhập ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu các khung pháp lý cụ thể về vấn đề chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài chính trong quá trình và sau sáp nhập; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đông thiểu số, đặc biệt là bảo vệ lợi ích của khách hàng (người gửi tiền…).

Thứ ba, pháp luật hiện hành về sáp nhập ngân hàng TMCP chưa rõ ràng, cần hoàn thiện những quy định liên quan đến hậu sáp nhập, quyền lợi của khách hàng sau sáp nhập.

Về giải pháp hoàn thiện sáp nhập ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, luận án đề xuất một số giải pháp xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có tính chuyên sâu, chuyên ngành.

Thứ hai, luận án kiến nghị giải pháp xử lý đối với các ngân hàng TMCP yếu kém, có nguy cơ phá sản để bảo vệ khách hàng khi ngân hàng TMCP đó bị sáp nhập.

Thứ ba, luận án kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định về sáp nhập ngân hàng TMCP. Đặc biệt là định giá tài sản ngân hàng TMCP; hợp đồng sáp nhập; quyền lợi của người lao động tại các ngân hàng TMCP bị sáp nhập; quyền và lợi ích của người gửi tiền, lộ trình thực hiện quy định về tỷ lệ an toàn, nợ xấu trong cả trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc.

Thứ tư, luận án cần có các quy định của cơ quan Nhà nước, của cơ quan Kiểm toán độc lập… cùng tham gia, giám sát riêng biệt ngân hàng TMCP sáp nhập.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận án có tính ứng dụng thực tế cho các giảng viên, sinh viên học ngành luật Ngân hàng tham khảo; là tài liệu hữu ích cho các ngân hàng TMCP nghiên cứu, thực hiện.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Phan Ngoc Ha (2021), “Some current issues of law on merging joint - stock commercial Bank in Vietnam, Improving private law in the context of the digital era: Experience of the Germany and Vietnam” International workshop proceedings, Vietnam national University, Hanoi - school of Law, pp. 323 - 347.

- Phan Ngoc Ha (2021), “Civil liability and transfer of civil liability in the merger of joint - stock commercial Bank in Vietnam, Improving private law in the context of the digital era: Experience of the Germany and Vietnam”, International workshop proceedings, Vietnam national University, Hanoi - school of Law, pp. 348 - 366.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Một số vấn đề về pháp luật đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngân hàng thương mại cổ phần”, Tạp chí Công thương, (14), tr. 26 - 29.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Pháp luật về chuyển giao trách nhiệm dân sự trong trường hợp sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, (12), tr. 100 - 103.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Một số vấn đề về pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công thương, (09), tr. 67-72.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần”, Tạp chí Công thương, (06), tr. 46 - 50.

- Phan Ngọc Hà (2021), ‘Thực trạng và giải pháp sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, (04), tr. 38 - 45.

 Phan Ngọc Hà (2021), “Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 4 (47), tr. 125 - 130.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - Từ quy định đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, tập 32, (3), tr. 81 - 88.

- Phan Ngọc Hà (2021), “Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng”, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (11), tr. 44 - 46.

 VNU Media - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ