TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:51:27 Ngày 02/06/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Thanh Hà
Tên đề tài: Dự báo hạn mùa và nội mùa ngày bắt đầu mùa mưa ở Việt Nam trên cơ sở sản phẩm mô hình số

1. Họ và tên: Phạm Thanh Hà                                         2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/06/1993                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4438/QĐ-ĐHKHTN ngày 26/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 568/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/02/2020 và số 318/QĐ-ĐHKHTN ngày 01/02/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

7. Tên đề tài luận án: Dự báo hạn mùa và nội mùa ngày bắt đầu mùa mưa ở Việt Nam trên cơ sở sản phẩm mô hình số

8. Chuyên ngành: Khí tượng học                                    9. Mã số: 9440222.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Văn Tân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đã xây dựng được bộ chỉ tiêu phù hợp để xác định ngày bắt đầu mùa mưa (NBĐMM) cho 131 trạm quan trắc trên khu vực Việt Nam dựa trên các tín hiệu NBĐMM tại các trạm (quy mô địa phương) và trên toàn vùng (quy mô khu vực) nơi mà các trạm trong vùng có sự tương đồng về đặc điểm của ngày bắt đầu mùa mưa.

Dựa trên bộ chỉ tiêu được lựa chọn, luận án đã xác định các đặc điểm của ngày bắt đầu mùa mưa (NBĐMM) trên khu vực Việt Nam dựa trên số liệu quan trắc trong giai đoạn 1979-2019.

Đã phân tích mối quan hệ giữa NBĐMM với các quá trình khí quyển - đại dương quy mô lớn.

Đã xây dựng và đánh giá các phương trình dự báo hạn mùa NBĐMM (dưới 6 tháng) với nhân tố dự báo là các chỉ số khí hậu và sản phẩm đầu ra của mô hình số CFSv2.

Đã đánh giá khả năng dự báo NBĐMM, với hạn nội mùa (7 - 40 ngày) bằng việc sử dụng trực tiếp sản phẩm mưa của ECMWF.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các kết quả thu được của luận án có thể áp dụng vào nghiệp vụ phục vụ công tác dự báo hạn nội mùa và hạn mùa ngày bắt đầu mưa trên khu vực Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu và áp dụng phương pháp hiệu chỉnh để cải thiện kết quả dự báo NBĐMM trên khu vực Việt Nam.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Phan Văn Tân, Phạm Thanh Hà, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Hiệp, Ngô Đức Thành, (2016): “Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và khả năng dự báo”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S,1-18.

Pham-Thanh, H, van der Linden, R, Ngo-Duc, T, Nguyen-Dang, Q, Fink, AH, Phan-Van, T., (2019): “Predictability of the rainy season onset date in Central Highlands of Vietnam”, Int J Climatol, 40, 3072– 3086. https://doi.org/10.1002/joc.6383.

Pham-Thanh, H., T. Phan-Van, A. H. Fink, and R. van der Linden, (2021): “Local-Scale Rainy Season Onset Detection: A New Approach Based on Principal Component Analysis and its Application to Vietnam”,. International J. Climatol, doi: 10.1002/joc.7441.

Pham-Thanh, H., T. Phan-Van, R. van der Linden, and A. H. Fink, (2021): “The Performance of ECMWF sub-seasonal forecasts to predict the Rainy Season Onset Dates in Vietnam”, Weather and Forecasting, doi: 10.1175/WAF-D-21-0144.1.

Phạm Thanh Hà, Phan Văn Tân, (2022): “Xây dựng chỉ tiêu khách quan xác định ngày bắt đầu mùa mưa cho khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 38, số 1, 85-94.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ