TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:40:56 Ngày 13/01/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Vũ Linh
Tên đề tài: Sự lĩnh hội và vận dụng học thuyết Mác của Herbert Marcuse trong tác phẩm “Con người một chiều”

1. Họ và tên: Vũ Linh                                                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/12/1982                                                4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Tên đề tài đã được điều chỉnh thay đổi 01 lần tại quyết định số 134/2014/QĐ-XHNV ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tên chưa thay đổi là “Sự lĩnh hội học thuyết Mác trong tác phẩm “Con người một chiều” của Herbert Marcuse: Giá trị và hạn chế”.

7. Tên đề tài luận án: Sự lĩnh hội và vận dụng học thuyết Mác của Herbert Marcuse trong tác phẩm “Con người một chiều”.

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chí Hiếu, PGS.TS Nguyễn Đình Tường.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Thứ nhất, đây là công trình đầu tiên ở nước ta khảo cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Herbert Marcuse; phân tích làm rõ và trình bày có hệ thống sự lĩnh hội và vận dụng học thuyết Mác của Herbert Marcuse. Thứ hai, phân tích, đánh giá phép biện chứng, các quan điểm duy vật lịch sử của C. Mác được Herbert Marcuse lĩnh hội và vận dụng vào phê phán sự giáo điều hóa chủ nghĩa Mác, phê phán hệ quả tiêu cực của khoa học, công nghệ, những mâu thuẫn và nghịch lý, sự thống trị, tha hóa trong xã hội công nghiệp hiện đại. Thứ ba, chỉ ra hạn chế của Herbert Marcuse không vượt qua được lập trường trí thức tư sản nên đã khước từ lĩnh hội những nguyên lý nền tảng có tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác, vì thế sự phê phán đối với xã hội tư bản hiện đại không triệt để, không phải là sự phủ định nó. Thứ tư, đánh giá thật khách quan và công bằng về Herbert Marcuse và sự lĩnh hội, vận dụng học thuyết Mác trong “Con người một chiều”.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Tài liệu tham khảo nhằm tiếp tục bảo vệ và vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác; tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa Mác phương Tây.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu các khuynh hướng lĩnh hội, vận dụng học thuyết Mác ở phương Tây; sự vận hành của chủ nghĩa tư bản hiện đại; vấn đề tha hóa trong xã hội hiện đại; vấn đề chủ thể cách mạng trong xã hội tư bản hiện đại; tác động của khoa học, công nghệ; các hình thức kiểm soát, thống trị trong xã hội hiện đại;

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1). Vũ Linh (2016), “Một góc nhìn về chủ nghĩa Mác phương Tây”, Tạp chí Khoa học giáo dục KT-HC, 2354-1008 (8), tr.57-63.

(2). Vũ Linh (2017), “Herbert Marcuse với sự phê phán xã hội công nghiệp tiên tiến trong tác phẩm “Con người một chiều”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, ISSN 0866-8647 (8), tr.35-40.

(3). Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Minh Hoàn, Bùi Việt Hương, Vũ Linh, Phạm Văn Biển, Phạm Anh Hùng (2018), Triết học xã hội của trường phái Frankfurt, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

(4). Vũ Linh, Nguyễn Thị Linh (2020), “Quan điểm của Herbert Marcuse về tác động của khoa học – công nghệ trong xã hội hiện đại”, Tạp chí Khoa học giáo dục KT-HC, ISSN 2354-1008 (22), tr.14-19.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ