TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:00:21 Ngày 03/12/2021 GMT+7
Thông báo bảo vệ LATS của NCS Trần Trọng Thắng
Tên đề tài: Tiềm năng năng lượng nguồn tài nguyên Địa nhiệt Hưng Hà - Quỳnh Phụ trong mối liên quan với các đặc điểm địa chất kiến tạo khu vực.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia cho NCS Trần Trọng Thắng.

Đề tài: Tiềm năng năng lượng nguồn tài nguyên Địa nhiệt Hưng Hà - Quỳnh Phụ trong mối liên quan với các đặc điểm địa chất kiến tạo khu vực.         

Chuyên ngành: Địa chất học                                          Mã số: 9440201.01

Thời gian: 09h00 ngày 15 tháng 12 năm 2021

Địa điểm: Phòng Hội thảo - 401T1, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, số 334 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội.

Một số thông tin cơ bản LATS của NCS như sau:

*/ Các kết quả mới của luận án:

Xác định được nguồn nhiệt, kênh dẫn truyền nước địa nhiệt, bồn chứa địa nhiệt và dung dịch nhiệt của hệ địa nhiệt Hưng Hà - Quỳnh phụ.

Gradient địa nhiệt khá cao ở vùng này là do những khối đá biến chất nằm sâu bên dưới, trồi lộ dọc theo đới siết trượt sông Hồng.

Nhiệt độ dưới bồn địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ tính theo địa nhiệt kế hóa học dung dịch nhiệt là 1480C phù hợp với nhiệt độ theo gradient địa nhiệt của vùng nghiên cứu.

Mô hình khái niệm cho hệ địa nhiệt là một bước rất quan trọng để hiểu biết một cách hệ thống về hệ địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ và có ý nghĩa định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Tiềm năng năng lượng của bồn địa nhiệt thứ sinh được đánh giá bằng năng lượng có thể khai thác từ khối nước nóng trong bồn trầm tích Pleistocen. Khối lượng nước nóng này có thể dễ dàng khai thác cho các ứng dụng địa nhiệt trực tiếp.

Tiềm năng năng lượng bồn địa nhiệt ở dưới sâu được ước lượng có thể cung cấp cho nhà máy sản xuất điện công suất 13,1 MWe trong thời gian 30 năm. 

Xác lập bộ dữ liệu gồm các đứt gãy, hoạt động magma, biến chất, tầng chứa, tầng chắn, loại nước khoáng, nhiệt độ bồn chứa địa nhiệt dưới sâu, cơ chế xuất lộ và quy mô khai thác khả tính cho một nguồn địa nhiệt thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng.

*/ Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Khả năng ứng dụng của nghiên cứu vào thực tiễn là hoàn toàn khả quan.

- Về ứng dụng địa nhiệt trực tiếp: Với tiềm năng năng lượng của khối nước nóng lớn ở độ sâu không lớn, không cần phải chỉ phí cho thăm dò, người dân có thể dễ dàng khai thác cho các ứng dụng trực tiếp như ngâm tắm, bể bơi nước nóng, vật lý trị liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm ở quy mô lớn.

- Về ứng dụng phát điện: Bồn địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ có thể khai thác cho xây dựng nhà máy điện địa nhiệt với công suất khoảng 13 MW.

*/ Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Sử các phương pháp nghiên cứu địa vật lý, đặc biệt là từ Tellur để xác định ranh giới, kích thước và hình dạng của bồn địa nhiệt ở dưới sâu.

- Cần khoan địa nhiệt cấp để có được địa nhiệt cấp thực tế hơn ở trường địa nhiệt này và đây cũng là bước khởi đầu cho quá trình thăm dò tiến tới khai thác nguồn địa nhiệt này.

- Theo cách này, có thể nghiên cứu, đánh giá các nguồn địa nhiệt khác ở đồng bằng Sông Hồng nói riêng và các nguồn địa nhiệt trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ