TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:17:56 Ngày 18/10/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thùy Dung
Tên đề tài: Pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ở Việt Nam.

1. Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung                                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/04/1988                                                4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4387/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định kéo dài thời gian học tập số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ở Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Luật kinh tế                                        9. Mã số: 9380101.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát; TS. Đặng Vũ Huân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

 Là công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ở Việt Nam, luận án có những kết quả chính sau đây:

Một là, luận án đã hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, phân tích đặc điểm nhãn hiệu với tư cách là một loại tài sản sở hữu trí tuệ; phân tích đặc trưng riêng biệt của cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu; làm rõ lý luận về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ở các nội dung như: khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của việc kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Hai là, nghiên cứu và xây dựng mô hình lý luận pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ở các nội dung như: Cơ chế xác định hành vi; cơ chế kiểm soát và xử lý hành vi; thiết chế cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và xử lý hành vi; nguyên tắc áp dụng pháp luật...

Ba là, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn thực thi pháp luật kiểm soát (chống) hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ ra được những hạn chế, vướng mắc cần hoàn thiện.

Bốn là, đề xuất định hướng và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu phù hợp với điều kiện về pháp lý cũng như quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Từ các kết quả đánh giá, tổng hợp một cách khách quan thực trạng pháp luật kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam, từ đó, có thể mang lại giá trị tham khảo đối với các luật gia, nhà nghiên cứu, nhà lập pháp, các chủ thể thực hiện kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu (doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền)… Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và nâng cao nhận thức pháp luật.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

(1) Đặng Vũ Huân, Nguyễn Thùy Dung (2016), “Áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 8(293), tr. 26-31.

(2) Nguyễn Thùy Dung (2020), “Kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6), tr. 54-60.

(3) Nguyễn Thùy Dung (2020), “Nâng cao hoạt động kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh của Ủy ban Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật, tr. 30-35 và tr.41.

 VNU Media - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ