TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:19:08 Ngày 22/05/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Vũ Quốc Tuấn
Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện protein dựa trên hệ thống vi lưu thao tác tập trung protein tích hợp vi cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng

1. Họ và tên: Vũ Quốc Tuấn                                           2. Giới tính: Nam          

3. Ngày sinh: 02/11/1983                                                4. Nơi sinh: Hà Nội       

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1006/QĐ-CTSV, ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  

- Điều chỉnh vai trò cán bộ hướng dẫn chính và hướng dẫn phụ theo quyết định số 995 QĐ-ĐT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ với nội dung thay đổi vai trò như sau:

+ Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Bùi Thanh Tùng, Trường Đại học Công nghệ.

+ Cán bộ hướng dẫn phụ: GS.TS Chử Đức Trình, Trường Đại học Công nghệ.

- Điều chỉnh, cụ thể hóa tên luận án từ “Nghiên cứu cấu trúc cảm biến vi cơ cho dòng chảy kênh lỏng” thành “Nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện protein dựa trên hệ thống vi lưu thao tác tập trung protein tích hợp vi cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng”, được hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đề xuất điều chỉnh tại buổi bảo vệ cấp cơ sở ngày 3 tháng 11, năm 2020.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện protein dựa trên hệ thống vi lưu thao tác tập trung protein tích hợp vi cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng.

8. Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử                                  9. Mã số: 62520208

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thanh Tùng; GS.TS Chử Đức Trình.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã đạt được một số kết quả bao gồm:

- Nghiên cứu, tích hợp cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng cho việc chọn lọc và phát hiện protein thay thế cho các thiết bị đo quang cồng kềnh và đắt tiền trong hệ thống kênh vi lưu thao tác tập trung có thế đánh thủng và hoạt động dưới 50V. Việc giảm điện áp đánh thủng và điện áp hoạt động của bộ tập trung protein đã giúp cho việc nghiên cứu tích hợp cảm biến vi cơ kiểu tụ điện phẳng hình tròn và răng lược cỡ µm tại vùng tập trung được tiến hành thuận lợi tránh phá hủy kênh gây ra bởi điện áp cao.

- Nghiên cứu phát triển mô-đun đo và phân tích trở kháng, điện dụng đặc thù áp dụng cho cảm biến sinh học loại vi cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng hai điện cực tích hợp trong kênh vi lưu. Hướng tới phát triển thành một thiết bị xét nghiệm nhỏ gọn.

- Xây dựng mô hình sơ đồ mạch điện tương đương của cảm biến và tính toán cho vi cảm biến sinh học miễn dịch kiểu tụ phẳng cấu trúc răng lược từ đó đề xuất phương pháp đo điện dung ở tần số cao, điện áp thấp áp dụng trong việc phát hiện các lớp sinh hóa được gắn trên bề mặt cảm biến trong quá trình gắn kháng thể cũng như protein bị bắt giữ trên bề mặt của điện cực cảm biến.

Các kết quả bước đầu mở ra triển vọng trong việc phát triển chip protein với khả năng phát triển một thiết bị nhỏ gọn, xét nghiệm nhanh, với lượng lấy mẫu nhỏ, giá thành thấp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả của luận án đặt tiền đề quan trọng cho việc áp dụng chip phát hiện protein trong ứng dụng xét nghiệm. Chip protein kết hợp với hệ mạch điện tích hợp sẽ tạo ra một thiết bị nhỏ gọn cầm tay được sử dụng nhiều lần chỉ bằng cách thay chip có cùng cấu trúc vi kênh và có thể đáp ứng được bài toán xét nghiệm tại chỗ với thiết bị nhỏ gọn, giá thành thấp.

 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: với các kết quả ban đầu đạt được từ nghiên cứu này, một số hướng nghiên cứu tiếp theo bao gồm cải tiến tăng độ nhạy cảm biến và khả năng phát hiện của cả hệ thống; tối ưu hệ thống cho đối tượng protein cụ thể như phát hiện protein NSE cho bài toán phát hiện sớm bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Tuan Vu Quoc, Meng-Syuan Wu, Tung Thanh Bui, Trinh Chu Duc, and Chun-Ping Jen, “A compact exclusion-enrichment microfluidic chip with integrated impedance biosensor for low concentration protein detection”, TRANSDUCERS Conference 2017.

Tuan Vu Quoc, Meng-Syuan Wu, Tung Thanh Bui, Trinh Chu Duc, and Chun-Ping Jen, “A Compact Microfluidic Chip with Integrated Impedance Biosensor for Protein preconcentration and Detection”, Biomicrofluidics 11, 054113 (2017) (tạp chí thuộc danh mục ISI).

Vu Quoc Tuan, Ngoc-Viet Nguyen, Meng-Syuan Wu, Chun-Ping Jen, Bui Thanh Tung, Chu Duc Trinh “Development of an Impedance Spectroscopy Measurement Circuit Board for Protein Detection” ICCE conference 2018, pp184-188.

Tuan Vu Quoc, Tung Thanh Bui and Trinh Chu Duc “A Study on Electrical Parameters Of Interdigitated Array Electrodes (Ideas) Sensor For Concentration Measurement Of Phosphate-Buffered Saline”, IWNA 2019 Conference, p315-318.

Tuan Vu Quoc, Viet Nguyen Ngoc, Tung Thanh Bui, Chun-Ping Jen, and Trinh Chu Duc,” High-Frequency Interdigitated Array Electrode-Based Capacitive Biosensor for Protein Detection” Biochip journal, 13, 403–415(2019) (tạp chí thuộc danh mục ISI).

Tuan Vu Quoc, Viet Nguyen Ngoc, Bao-Anh Hoang, Chun-Ping Jen, Trinh Chu Duc, Tung Thanh Bui, "Development of A Compact Electrical Impedance Measurement Circuit for Protein Detection Two-Electrode Impedance Micro-Sensor", IETE Journal of Research(2021) DOI:10.1080/03772063.2021.1893230 , (tạp chí thuộc danh mục ISI).

 Dương Giang
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ