TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:45:57 Ngày 23/04/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Quý Thưởng
Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc họ Ráy (Araceae) ở Việt Nam

1. Họ và tên: Lê Quý Thưởng                                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/4/1981                                          4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4438/QĐ-ĐHKHTN, ngày 26/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 4735/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 và số 569/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/02/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

7. Tên luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc họ Ráy (Araceae) ở Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Hóa sinh học                               9. Mã số: 9420101.16

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Quang Huy; 2. PGS.TS Lê Thị Phương Hoa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về hóa học: Đã xác định phần trên mặt đất cây Bán hạ roi và cây Môn nước có 8 nhóm nhóm chất chính: glycosid, alkaloid, saponin, đường khử, flavonoid, acid amin, acid béo, sterol.

- Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học 20 hợp chất (9 hợp chất từ C. esculenta 11 hợp chất từ T. flagelliforme), trong đó có 2 alcaloid, 6 flavonoid, 5 sterol, 1 diterpene, 1 lignan, 2 acid béo, 1 acid amin,  1 alcol và 1 acid hữu cơ. Trong đó, hợp chất stigmast-4-en-3-one lần đầu được công bố phân lập được từ loài T. flagelliforme.

Về tác dụng sinh học

- Chưa xác định được LD50 của hai loài Môn nướcBán hạ roi

- Đã chứng minh cao chiết methanol của hai loài Bán hạ roi và Môn nước ở cả 2 liều 1 g/kg và 2 g/kg đều có tác dụng bảo vệ gan qua việc hạn chế tăng trọng lượng gan, hạn chế tăng hoạt độ enzyme AST, ALT và hạn chế tổn thương đại thể và vi thể gan, giảm hàm lượng MDA dịch đồng thể gan chuột tương đương silymarin liều 50mg/kg (p<0,05).

- Đã chứng minh cao chiết methanol của hai loài Bán hạ roi và Môn nước đều có tác dụng tăng cường miễn dịch với liều lượng từ 50-100 mg/kg thể trọng chuột trên mô hình chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide.

- Lần đầu tiên các nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chất phân lập được thực hiện từ hai loài này. Trong đó, các hợp chất (E)-phytol (TF4), luteolin (CE4), vitexin (CE3), isoorientin (CE6), apigenin (CE5) và isovitexin (CE7 và TF10) cao hơn chất đối chứng dương acid ascorbic xấp xỉ lần lượt là 2,6; 2,5; 2,0; 1,9; 1,7 lần với các giá trị EC50 tương ứng lần lượt là: 7,11; 7,51; 8,85; 9,50; 10,75; 11,41μg/mL so với acid ascorbic là 18,47 μg/mL.

Mười hai hợp chất (CE1- CE7, TF4-TF9) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với các dòng tế bào thử nghiệm. Trong đó hợp chất TF4 ((E)-phytol) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào MCF7 mạnh với giá trị IC50 là 10,31µg/mL, hợp chất luteolin (CE4) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào HepG2 mạnh nhất với giá trị IC50 là 9,98 µg/mL.

Các hợp chất β-sitosterol (CE1), stigmasterol (CE2), luteolin (CE4) và acid oleic (TF8) thể hiện hoạt tính kháng mạnh các chủng B. subtilis, S. aureus và E. coli với các giá trị IC50 tương ứng từ 10,12 - 13,61μg/mL.

12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Quý Thưởng, Bạch Tuyết Mai, Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Phương Hoa, Nguyễn Quang Huy (2017), “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của dịch chiết cây Bán hạ roi Typhonium flagelliforme (Lodd) Blum”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T.33(2S), tr. 199-205.

Lê Quý Thưởng, Triệu Quý Hùng, Nguyễn Quang Huy (2019), “Tác dụng tăng cường miễn dịch của cao chiết methanol từ cây bán hạ roi (Typhonium flagelliforme (Lodd) Blume) trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”, Tạp chí Dược học 522, tr. 50 - 55.

Lê Quý Thưởng, Hoàng Xuân Huy, Trần Quốc Hưng, Trần Quốc Việt, Lê Thị Phương Hoa, Nguyễn Quang Huy (2020), “Thành phần hóa học của phân đoạn ethyl acetate cây môn nước (Colocasia esculenta (L.) Schott) thu hái ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Dược học 526, tr. 43- 47. 

Nguyễn Quang Huy, Lê Quý Thưởng, Hoàng Xuân Huy, Trần Quốc Hưng, Phí Thị Mai Hương, Trần Quốc Việt, Lê Thị Phương Hoa (2020) “Tác dụng của cao chiết methanol của cây Môn nước (Colocasia esculenta (L.) Schott) với mô hình gây tổn thương gan bằng Paracatamol ở chuột”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Y- Dược (3), tr. 66-75.

 Trần Thúy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ