TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:09:53 Ngày 14/01/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Đặng Nguyệt Hương
Tên đề tài: Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt nói tiếng Anh

1. Họ và tên: Nguyễn Đặng Nguyệt Hương                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/11/1985                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 1042/QĐ-XHNV ngày 22/06/2020 từ “Nghiên cứu cách phát âm phụ âm tiếng Anh của người Việt” thành “Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt nói tiếng Anh”

7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt nói tiếng Anh

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                    9. Mã số: 62 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Quang Đông

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm với số lượng nghiệm viên tương đối lớn và là những người có trình độ tiếng Anh cao; từ đó có những kết quả như sau:

- Với các từ đơn lẻ, nhóm tổ hợp phụ âm ba đầu âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn thấp nhất; trong khi đó, nhóm tổ hợp phụ âm bốn cuối âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất. Kết quả tương tự cũng xuất hiện với phát âm của tổ hợp phụ âm trong ngữ lưu, tuy nhiên với phát âm trong ngữ lưu, tỉ lệ lệch chuẩn của từng trường hợp tổ hợp cao hơn so với phát âm từ đơn lẻ.

- Tổ hợp đầu âm tiết và tổ hợp cuối âm tiết đều có tỉ lệ lệch chuẩn khá tương đương, trong đó tổ hợp 3 phụ âm và 4 phụ âm cuối âm tiết là các trường hợp có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại.

- Trong 4 nhóm nghiệm viên, nhóm số 4 (nhóm nghiệm viên học trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều) là nhóm có tỉ lệ phát âm gần với người bản ngữ nhất, và nhóm số 3 (nhóm nghiệm viên học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh ít) là nhóm có tỉ lệ phát âm lệch chuẩn cao nhất.

- Với các tổ hợp phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, trong 4 nhóm nghiệm viên người Việt, trường độ phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của nhóm người Việt học ở trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 4) là nhóm có tỉ lệ gần chuẩn cao nhất về mặt trường độ, theo sau là nhóm người Việt học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2). Nhóm 3 và nhóm 5 là những nghiệm viên có thời gian sử dụng tiếng Anh ít đều có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn so với hai nhóm trên. Cường độ không có giá trị xác định nhiều. Một số biến thể phổ biến gồm có: thay thế phụ âm, thêm nguyên âm, thêm phụ âm, và giản lược phụ âm.

- Với các tổ hợp phụ âm ở vị trí cuối âm tiết, tất cả các nhóm nghiệm viên người Việt đều có xu hướng phát âm tổ hợp phụ âm cuối âm tiết dài hơn người bản ngữ. Tỉ lệ lệch chuẩn ở nhóm nghiệm viên học trong nước và sử dụng tiếng Anh trong thời gian dài vẫn là thấp nhất so với 3 nhóm còn lại. Cường độ không có giá trị xác định nhiều. Một số biến thể phổ biến gồm có: giản lược phụ âm, thay thế phụ âm, và đảo trật tự tổ hợp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc giảng dạy cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Anh cho người Việt. Đồng thời, kết quả của luận án cũng có thể là những tham khảo hữu ích cho việc xây dựng các đặc điểm sử dụng tiếng Anh của người Việt, hoặc cho công tác so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác…

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là phát âm của các tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt nói tiếng Anh và dừng lại ở bốn nhóm nghiệm viên. Việc nghiên cứu, khảo sát các khía cạnh khác của ngữ âm như phát âm nguyên âm, trọng âm… sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới trong các công trình nghiên cứu khác.

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2018), “Tiếng Anh chuẩn hay tiếng Anh toàn cầu với việc dạy và học tiếng Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (270), tr.60-65

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2019), “Hoá thạch (fossilization) – trường hợp ngôn ngữ trung gian tiếng Anh của người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (283), tr.54-60

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2019), “Consonant clusters simplification – the case of Vietnamese speakers of English”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (291), tr.78-82

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2020), “Initial consonant clusters with ‘s’- the case of Vietnamese speakers of English”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (298), tr.135-140

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2020), “Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt – Trường hợp tổ hợp bốn phụ âm”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (65), tr. 119-125

 Duyên Thúy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ