TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:51:08 Ngày 27/10/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Cương
Tên đề tài: Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

1. Họ và tên: Hoàng Thị Cương                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/8/1981                                                 4.Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đâị học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                               9. Mã số: 62220121

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thứ nhất, là công trình đầu tiên khai thác di sản văn chương Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn địa- chính trị / địa văn hóa ở bình diện chống chủ nghĩa thực dân, cố gắng làm mới và đào sâu về một tác gia mang tính đại diện cho vùng văn học Nam Bộ ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước cuối thời trung đại..

- Thứ hai, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Những kiến giải mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của luận án có thể ứng dụng trong việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Mở rộng phạm vi khảo sát bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân toàn thế giới, ở các quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam mà do thời gian và khuôn khổ của luận án chưa thể thực hiện được.

Tiến hành so sánh giữa bộ phận văn học chống thực dân nửa cuối thế kỷ XIX với các giai đoạn sau đó của văn học Việt Nam, không chỉ thế, còn có thể khảo sát sâu hơn và đối chiếu với các tác giả, các nền văn học chống thực dân trên thế giới để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và thi pháp như lực lượng sáng tác, diện mạo và đặc điểm của một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

Một số vấn đề khác cũng cần được tiếp tục đặt ra để khảo sát và nghiên cứu sâu hơn như ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và sự thuộc đại hóa, giao thoa ảnh hưởng văn hóa hậu thực dân, văn hóa hậu thuộc địa, trong đó nhấn mạnh vào luận điểm của Karl Marx về tính chất hai mặt của chủ nghĩa thực dân, xem chủ nghĩa thực dân châu Âu là một yếu tố không thể thiếu đối với sự tiến bộ của thế giới, một công cụ không tự giác của lịch sử, một lực lượng hiện đại hóa quan trọng và là một phần của quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hoàng Thị Cương (2019), “Những hình tượng nhân vật cơ bản trong bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (12), tr 35-43.

2. Hoàng Thị Cương (2020), “Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu nhìn lại và hướng tới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2), tr 43-50.

 Vinh Quang
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ