TIN TỨC & SỰ KIỆN
Sự thích nghi của các cơ sở giáo dục đại học với đại dịch Covid-19: Những đổi mới và thách thức về công nghệ
Đó là chủ đề của Diễn đàn các Đại học Châu Á (Asian Universities Forum – AUF) lần thứ 10 do ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và ĐH Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia) đăng cai tổ chức vào ngày 26/10/2021.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn tham dự Diễn đàn theo hình thức trực tuyến.

Tham dự chương trình có Phó Trưởng ban Hợp tác và Phát triển Lê Tuấn Anh.

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của các trường đại học trong xã hội và những gì xã hội đòi hỏi từ các trường đại học đã thay đổi đáng kể. Những kinh nghiệm gần đây đã mang lại cho các trường đại học những ý tưởng và sứ mệnh mới, thể hiện vai trò trong việc góp phần cung cấp nền tảng kiến thức để phục hồi sau đại dịch. Kinh nghiệm của hai năm qua một lần nữa nhắc nhở rằng việc bồi dưỡng tri thức mang thính thay đổi và đột phá là sứ mệnh quan trọng mà các trường đại học nên thực hiện trong giai đoạn này. Chính vì vậy, Diễn đàn lần này tập trung thảo luận chủ đề “Sự thích nghi của các cơ sở giáo dục đại học với đại dịch Covid-19: Những đổi mới và thách thức về công nghệ”.

Giám đốc ĐHQG Seoul ông OH Se Jung bày tỏ: “Trường đại học còn cần đảm bảo sinh viên thay đổi nhận thức, từ việc nghĩ họ là ‘thế hệ cuối cùng kém may mắn của thời đại đã qua’ sang khẳng định bản thân là ‘thế hệ tiên phong của một kỷ nguyên mới’. Trường đại học chịu trách nhiệm giúp sinh viên của mình biến những trải nghiệm khó khăn thành tài sản, cơ hội trong kỷ nguyên mới”.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng trao đổi thảo luận về những khó khăn, thách thức mà các đại học phải đối mặt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bao gồm: thiếu kiến thức nền tảng trực tuyến, thiếu cơ sở hạ tầng CNTT, khó khăn về phương pháp giảng dạy trực tuyến, vướng mắc về các quy định và quy chế giảng dạy, khó khăn về đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật...

Nhiều ý kiến thống nhất, các trường đại học cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng CNTT; bồi dưỡng, xây dựng năng lực bền vững cho cán bộ, giảng viên trong sử dụng những phương pháp giảng dạy mới; xây dựng nguồn học liệu trực tuyến phong phú. Nhiều công nghệ, nền tảng dạy và học trực tuyến cũng được các đại biểu giới thiệu, chia sẻ tại diễn đàn như Microsoft Teams, Zoom, Google Classroom, Meet, Office 365,...

Diễn đàn AUF 2021 đã thu hút sự tham gia của 17 đại học đến từ các quốc gia châu Á như: ĐHQGHN, ĐHQG TpHCM, ĐHQG Seoul, ĐH Hoàng gia Phnom Penh, ĐH Chulalongkorn, ĐH Indonesia, ĐH Philippines Diliman, ĐHQG Uzbekistan, ...

Diễn đàn AUF do ĐHQG Seoul (SNU) khởi xướng vào năm 2011 và được tổ chức luân phiên ở các quốc gia trong khu vực nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các đại học. Diễn đàn là cơ hội trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và hỗ trợ các đại học nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu. Đặc biệt, Diễn đàn các trường đại học châu Á cũng là nơi đề xuất các ý tưởng, tư vấn chính sách, thể hiện vai trò của đại học trong phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia và của toàn châu lục.

Năm nay, ĐHQG Seoul kỷ niệm 75 năm thành lập cũng như đánh dấu cột mốc 10 năm thành lập AUF.

Các tin liên quan:

Diễn đàn AUF 2016: Vai trò của các đại học trong đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai với nhiệt huyết và trách nhiệm xã hội

 Diễn đàn AUF lần thứ 4: Thảo luận về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững, hài hòa

 Minh Khuê - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ