TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 17:21:13 Ngày 23/04/2021 GMT+7
Từ nhà khoa học đến nhà khoa học làm việc độc lập: vượt qua nỗi cô đơn và cái bóng
Đó là những chia sẻ của 4 nhà khoa học, tại buổi trò chuyện số 9 của Câu lạc bộ nhà khoa học ĐHQGHN (viết tắt là VNU-VSL) được tổ chức ngày 22/4/2021, tại ĐHQGHN.
Trưởng ban Điều hành VNU-VSL Trần Thị Thanh Tú (bìa phải) và Phó Trưởng ban Điều hành Nguyễn Trần Thuật (bìa trái) tặng hoa cho các diễn giả tại VSL talk No9
PGS.TS Nguyễn Trần Thuật, Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Phó Trưởng ban điều hành VNU-VSL cho biết, chủ đề nghiên cứu độc lập trong khoa học mang nhiều ý nghĩa và gắn liền với thực tiễn.
Hiện các nghiên cứu sinh có thể tự lên ý tưởng và nghiên cứu, nhưng trong quá trình làm việc họ sẽ gặp nhiều khó khăn do không thể độc lập, tự chủ trong nghiên cứu. Phó trưởng Ban điều hành VNU-VSL Nguyễn Trần Thuật tin tưởng, buổi trò chuyện sẽ mang đến đôi điều kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho các nghiên cứu sinh, nhà khoa học trẻ, những người muốn làm nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Trần Thuật - Phó Trưởng ban Điều hành VNU-VSL
Các diễn giả của buổi trò chuyện gồm: TS. Trần Quang Tuyến, giảng viên của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, thành viên của Hội đồng ngành Kinh tế - Kinh doanh của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED); TS. Phan Quang Anh, tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông và Phương tiện truyền thông tại Đại học Quốc gia Singapore, và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ); TS. Phạm Hùng Hiệp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành, Đại học Phú Xuân, Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục EdLab Asia, trưởng đại diện mạng lưới học giả STAR Scholars Network tại Việt Nam và NCS. Hoàng Anh Đức, nhà sáng lập EdLab Asia, Trung tâm nghiên cứu, phát triển giáo dục không vì lợi nhuận.
TS. Phạm Hùng Hiệp, TS. Phan Quang Anh, TS. Trần Quang Tuyến và NCS Hoàng Anh Đức (từ bìa trái qua phải )
Theo TS. Phạm Hùng Hiệp, nghiên cứu đc lập là công việc vô cùng quan trọng của giới khoa học. Để nghiên cứu độc lập tức là nhà khoa học phải tự làm chủ hướng nghiên cứu, tìm kiếm được nguồn tài chính thực hiện nghiên cứu, đồng thời là người thu nạp và dẫn dắt các thành viên trong nhóm nghiên cứu đó.
TSPhan Quang Anh nhấn mạnh, muốn trở thành người nghiên cứu độc lập thì nhà khoa học phải không sợ cô đơnđừng trở thành cái bóng của người khác.“Nghiên cứu sinh, nhà khoa học không được hồ nghi chuyên ngành đào tạo và khả năng của mình, đó là không sợ. Bên cạnh đó các bạn cũng không nên trở thành cái bóng của người khác tức là không cần đến nhiều người hướng dẫn. Điều gì mình có thể tự mình làm được thì nên làm”, TS. Phan Quang Anh chia sẻ. Anh còn cho biết, một số lĩnh vực mới thường chưa có lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêng, nên đôi khi người làm nghiên cứu cần mạnh dạn sử dụng lý thuyết của các ngành khác để phát triển chuyên ngành mới.
Trong khi đó, với trải nghiệm của một người bắt đầu công việc nghiên cứu khi tuổi không còn trẻ, TS. Trần Quang Tuyến cho rằng, nghiên cứu sinh muốn nghiên cứu những cái mới thì cần tìm tòi chủ đề chưa có và tiếp tục phát triển chủ đề đó. Quá trình này đòi hỏi sự bền bỉ, sức sáng tạo, học hỏi không ngừng. Nhà khoa học phải đứng trên khía cạnh đời sống để trả lời và giải quyết những cái mà xã hội đang thiếu. Trong bối cảnh hiện nay, các hướng nghiên cứu liên ngành thì dễ thu hút được sự quan tâm của đội ngũ cán bộ khoa học cũng như dễ dàng xin tài trợ hơn.
Một điều mà cả 4 diễn giả cùng đồng tình đó là nhà khoa học dẫu có “cô đơn” thì cũng cần tham gia vào những mạng lưới kết nối khoa học của lĩnh vực khoa học liên quan; biết những giáo sư đầu ngành của lĩnh vực đó; xây dựng những từ khóa để cập nhật thông tin khoa học thường xuyên và tham gia vào các hiệp hội chuyên môn.
Ngày 28/4/2021 (Thứ Tư) tới đây sẽ diễn ra VSL-Talk 10 với chủ đề “TÍNH KHÔNG CỦA VẠN VẬT”.
Diễn giả: PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc thường trực, Chủ tịch VNU-VSL.
Địa điểm: Phòng 304 nhà E, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
>>>>> Các tin bài liên quan:

 

 Minh Thành
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ