Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
Đào tạo Tiến sĩ-Chuyên ngành Ngư loại học

Mã số: 62 42 50 05

 (Ban hành kèm theo Quyết định số…4138 /SĐH, ngày…05 tháng…11…năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức:

Trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Ngư loại. Và những kiến thức cơ bản được học ở bậc thạc sĩ, nghiên cứu sinh phải nắm được những khái niệm, những nguyên lý sinh thái học xảy ra trong các vực nước đặc trưng như ao, hồ, biển và đại dương. ở đó không chỉ là nơi tồn tại của các quần thể thủy sinh vật mà còn là những điều kiện đảm bảo cho sự hình thành đa dạng sinh học và nguồn lợi. Đó còn là môi trường diễn ra các quá trình sinh học, đặc biệt là sự biến động kích thước của quần thể dưới tác động của các điều kiện tự nhiên cũng như các hoạt động của nghề cá. NCS còn được trang bị về phương pháp luận và các giải pháp quản lý môi trường, quản lý nguồn lợi thủy sinh vật nói chung hay nguồn lợi cá nói riêng cho sự phát triển bền vững.

Sau khi bảo vệ, NCS có trình độ tiến sĩ, tương đương với trình độ tiến sĩ của các nước trong khu vực và quốc tế mà chúng ta đã từng đào tạo trong mấy chục năm qua.

2. Về năng lực:

Người có bằng Tiến sĩ có khả năng làm việc độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy theo ngành rộng (Sinh học) và đặc biệt trong chuyên ngành sâu của mình (Ngư loại – Thủy sinh vật học).

3. Về kỹ năng:

Tiến sĩ Ngư loại học được trang bị chủ yếu về nền khoa học cơ bản và phương pháp luận trong khoa học nhằm giúp họ giải quyết được những bế tắc về mặt lý luận thường xảy ra trong thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình học tập gắn liền với các cơ sở sản xuất và thực tiễn nghề cá họ cũng tích luỹ được những kinh nghiệm và giải quyết những yêu cầu sản xuất đặt ra.

4.Về nghiên cứu:

 Độc lập chủ trì một đề tài nghiên cứu khoa hoc (xây dựng đề cương, tổ chức lực lượng, triển khai kế hoạch nghiên cứu và tổng kết đề tài).

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ  Sinh học.

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Biology.

2. Môn thi tuyển sinh

Đối với các đối tượng có đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Ngư loại học.

+ Môn chuyên ngành: Ngư loại học.

+ Môn ngoại ngữ : Trình độ C (chọn một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc).

+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

Đối với các đối tượng có bằng cử nhân chuyên ngành đúng hoặc chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Ngư loại học.

+ Môn cơ bản: Toỏn cao cấp thống kờ.

+ Môn cơ sở: Sinh học cơ sở.

+ Mụn chuyờn ngành: Ngư loại học.

+ Mụn ngoại ngữ: Trỡnh độ C (chọn một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc).

+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần sau khi đã học bổ sung kiến thức:

Tổng số  tín chỉ phải tích lũy:                         9  tín chỉ, trong đó:

+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:          6 tín chỉ

+ Luận án Tiến sĩ.       

 

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ :

Tổng số  tín chỉ phải tích lũy:                         46 tín chỉ, trong đó:

+ Khối kiến thức chung (bắt buộc):         11 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:           26 tín chỉ

- Các môn học bắt buộc:                          20 tín chỉ

- Các môn học lựa chọn:                            6 tín chỉ

+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:               3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:                   6 tín chỉ

+ Luận án Tiến sĩ.

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :