Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Ngành: Luật học Chuyên ngành: Luật hình sự

Mã số: 62 38 40 01

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4236/SĐH, ngày 12 tháng 11 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Chương trình đảm bảo hoàn chỉnh kiến thức pháp lí cơ bản cho học viên cao học, cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn chuyên sâu về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề trong khoa học luật hình sự (như tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, v.v...), khoa học luật tố tụng hình sự (như các nguyên tắc của tố tụng hình sự, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, các cơ quan tiến hành tố tụng v.v...) khoa học luật thi hành án hình sự (như: người bị kết án, các cơ quan thi hành án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp, v.v...).

- Về năng lực: Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự, học viên có thể sử dụng những kiến thức và kĩ năng được đào tạo để đảm nhận nhiều cương vị công tác khác nhau như:

·        Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lí;

·        Làm công tác thực tiễn tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các vụ pháp chế của các bộ, ngành, v.v...

·        Làm công tác nghiên cứu, tư vấn hoặc quản lí trong các cơ quan nhà nước v.v...

·        Tham gia các hoạt động tố tụng và tư vấn pháp lí với tư cách là luật sư, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự v.v. .

- Về kĩ năng: Chương trình nhằm đào tạo cho học viên những kĩ năng nghiên cứu và vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Tốt nghiệp chương trình, học viên có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập về các vấn đề của khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự và khoa học luật thi hành án hình sự, có khả năng nhận định, đánh giá và tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phục vụ công tác và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn mới phát sinh.

- Về nghiên cứu: Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành luật hình sự nhằm đào tạo và hướng cho học viên những hướng nghiên cứu chính sau đây:

·        Những vấn đề lí luận và thực tiễn trong luật hình sự Việt Nam hiện hành:

·        Những vấn đề lí luận và thực tiễn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành;

·        Những vấn đề lí luận và thực tiễn trong luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành;

·        Những dự báo về tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm cụ thể nói riêng;

·        Những giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm cụ thể nói riêng;

·        Vai trò của các khoa học về tư pháp hình sự trong cải cách tư pháp ở Việt Nam;

·        Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống tư pháp hình sự theo định hướng cải cách tư pháp;

·        Chức năng và vai trò của khoa học luật hình sự trong cải cách tư pháp;

·        Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra theo định hướng cải cách tư pháp;

·        Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tòa án theo định hướng cải cách tư pháp;

·        Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp;

·        Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự theo định hướng cải cách tư pháp;

·        Vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong cải cách tư pháp;

·        Các định hướng xây dựng và hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật thi hành án hình sự;

·        Chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam v.v...

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Luật học

- Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Laws

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Triết học Mác – Lênin (đối với NCS thi từ cử nhân)

- Môn thi cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật (đối với NCS thi từ cử nhân)

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ C)

- Môn thi chuyên ngành: Luật hình sự

- Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 09 tín chỉ, trong đó:

     - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                                 3 tín chỉ                

     - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:                                6/58 tín chỉ

     - Luận án

1.2. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự (trừ Luận văn), sau đó tiếp tục chương trình như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ.

Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ:  61 tín chỉ, trong đó:

     - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                                   11 tín chỉ

     - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                           41 tín chỉ

              + Bắt buộc:                                                        33 tín chỉ

              + Lựa chọn:                                                     8/16 tín chỉ

     - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                                 3 tín chỉ

     - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:                                6/58 tín chỉ

          - Luận án

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :