Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 05

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4068/SĐH, ngày 31 tháng 10 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Trang bị cho các học viên những vấn đề cơ bản của lí thuyết quản trị kinh doanh hiện đại và những chỉ dẫn về cách thức vận dụng chúng trong thực tiễn quản trị hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh.

- Về kĩ năng: Thông qua thảo luận trên lớp, làm các bài tập tình huống theo nhóm chương trình tạo cho học viên khả năng ứng dụng sáng tạo lí luận, có thể phát huy các kinh nghiệm của bản thân và hình thành các kĩ năng cần thiết trong việc phân tích tình huống, xử lí các tình huống quản trị một cách thành thạo. Trên cơ sở đó, người học có khả năng ra các quyết định chiến lược và các quyết định chính sách và chiến thuật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Về nghiên cứu: Học viên có thể chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp theo các hướng nghiên cứu chính sau:

(1) Hướng nghiên cứu các lí thuyết quản trị kinh doanh hiện đại và việc vận dụng chúng trong thực tiễn ở Việt Nam bao gồm các vấn đề như:

·        Các tư tưởng và lí thuyết quản trị kinh doanh mới trong thế kỉ 21.

·        Vận dụng các học thuyết quản trị vào điều kiện môi trường kinh doanh toàn cầu

(2) Hướng nghiên cứu kinh nghiệm quản lí của các trường phái quản trị kinh doanh khác nhau trên thế giới bao gồm các vấn đề như :

·        Triết lí kinh doanh và kinh nghiệp quản lí của trường phái Mĩ và Châu Âu

·        Phong cách quản lí Châu Á và ảnh hưởng của Nho giáo đến phong cách quản lí của một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.

·        Kinh nghiệm quản lí nhân sự, quản trị tồn kho, quản trị chất lượng… của các công ty Nhật Bản.

(3) Hướng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về văn hoá doanh nghiệp và khả năng ứng dụng lí thuyết này trong thực tiễn xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam.

(4) Hướng nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, cụ thể là:

·        Vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

·        Mô hình tổ chức, quản lí hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh doanh

·        Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến quản trị các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá

·        Những vấn đề quản trị ở các lĩnh vực như tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thương hiệu, phát triển sản phẩm mới, v.v...

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

- Tên tiếng Anh: Master in Business Administration

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Toán kinh tế

- Môn thi cơ sở: Quản trị học

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B).

 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:

               - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                        11 tín chỉ

               - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                34 tín chỉ

                              + Bắt buộc:                                        23 tín chỉ

                              + Lựa chọn:                         11 tín chỉ/ 18 tín chỉ

               - Luận văn:                                                       15 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :