Văn bản liên quan
Trang chủ   >  HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN  >   Văn bản liên quan  >  
Tham luận của GS. Triệu Ngọc Lan - ĐH Bắc Kinh

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHỮNG SỨ GIẢ GIAO LƯU VĂN HOÁ LÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG

CỦA GIÁO DỤC ĐẠI  HỌC BỐN NƯỚC ĐÔNG Á

 

GS. Triệu Ngọc Lan - ĐH Bắc Kinh

 

1/Giao lưu văn hoá là cơ sở để các nước Đông Á hiểu biết lẫn nhau

Thế kỉ 20 là giai đoạn quan trọng, phát triển nhanh chóng song cũng đầy biến động phức tạp trong toàn bộ tiến trình lịch sử của loài người.Trong thời kì này, các nước khu vực Đông á đã lần lượt trải qua những thử thách của chiến tranh và những biến động xã hội phức tạp. Nhân dân ở các nước có chiến tranh đã phải gánh chịu biết bao hi sinh và tổn thất to lớn, nhân dân ở các nước gây ra chiến tranh cũng phải trả giá nặng nề. Nhân dân các nước Đông Á hơn bao giờ hết đều thấy được giá trị quí giá của hoà bình. Họ đã dần tìm được con đường phát triển phù hợp với nước mình. Sau chiến tranh Nhật Bản đã trải qua hàng chục năm phát triển trong hoà bình và đã trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới; nền kinh tế Hàn Quốc cũng phát triển nhanh chóng và đã trở thành một trong “bốn con rồng” Châu Á và đã thoát khỏi “cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á”, nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ; chính sách cải cách mở cửa đã giúp Trung Quốc và Việt Nam dần thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

Sau khi xã hội loài người bước vào thế kỉ 21, nhân dân toàn thế giới càng thấy rõ giá trị của hoà bình. Nhân dân các nước Đông á đương nhiên cũng vậy họ mong mỏi có một khu vực lí tưởng trong đó các nước chung sống hoà thuận và cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, do vô vàn những nhân tố phức tạp, thế giới hiện nay vẫn chưa hoàn toàn là “Cuộc sống thanh bình”, nền hoà bình ở khu vực Đông á đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thực tế khách quan không cho phép chúng ta quá lạc quan. Chúng ta phải tìm được những biên pháp đối phó hữu hiệu để xã hội và kinh tế các nước Đông á có thể phát triển trong một quỹ đạo lành mạnh, từ đó đảm bảo sự phồn vinh và ổn định của các nước Đông á, góp phần vào hoà bình thế giới. Thực tế cho chúng ta biết, bất kỳ sự uy hiếp bằng vũ lực hay những chế tài kinh tế nào cũng không thể giải quyết được vấn đề hoà bình và phát triển ở Đông á một cách triệt để. Văn hoá truyền thống phương Đông có thể giúp nhân dân các nước Đông á dễ dàng thấu hiểu và hoà nhập lẫn nhau. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, coi văn hoá phương Đông truyền thống là nhịp cầu, cùng tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các nước và các dân tộc khác nhau, có như vậy các nước Đông á mới có thể tránh được chiến tranh, chung sống hoà bình cùng nhau phát triển.

2. Đào tạo và bồi dưỡng những sứ giả giao lưu văn hoá là trách nhiệm chung của giáo dục đại học bốn nước Đông á:

Các lực lượng hoà bình trong thế giới ngày nay tuy vẫn là trào lưu chính nhưng vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn và biến động. Cụ thể ở khu vực Đông Nam á, hàng loạt những vấn đề và mâu thuẫn phức tạp đan xen lẫn nhau khiến các nhà chính trị, các vị lãnh đạo cao nhất của các nước luôn phải đau đầu. Làm thế nào để giải quyết ổn thoả những mâu thuẫn bất đồng đó? Thực tế đã cho chúng ta biết rằng chỉ có thúc đẩy phát triển hài hoà bằng giao lưu văn hoá mới là sự lựa chọn tốt nhất của các nước Đông Nam á.

 Cũng giống như các dân tộc khác ở các khu vực trên thế giới, mỗi quốc gia và dân tộc trong khu vực Đông Á đều có nền văn hoá riêng đại diện cho dân tộc mình, song do điều kiện lịch sử, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên trong một thời gian dài đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, văn hoá các nước Đông Á có nhiều điểm tương đồng. Điều đó chủ yếu thể hiện ở: Nho giáo không chỉ là nhân tố chủ đạo của văn hoá truyền thống Trung Quốc mà cũng bắt rễ tại các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trên đây và đã trở thành tiêu chí quan trọng của văn minh Châu Á. Cũng bởi vì trong văn hoá truyền thống dân tộc các nước Đông Á ở những mức độ khác nhau đều có những nhân tố ảnh hưởng tư tưởng nho giáo. Vì vậy trong các lĩnh vực như cách thức tư duy, quan niệm giá trị... của họ đều có thể dễ dàng hiểu nhau. Ví dụ ở các nước Đông á, các giá trị chủ yếu của Nho giáo như “Nhân”, “Yêu” và “ Dĩ hoà vi quý” đều đã được sớm công nhận, điều đó là nội lực tích cực của các dân tộc Đông á trong các lĩnh vực như “ Minh đức”, “ Thân dân”, tức là bồi dưỡng đạo đức cho con người, sự hài hoà trong quan hệ xã hội. Do vậy tội hoàn toàn có thể mạnh dan suy đoán: hiện nay Trung Quốc quyết định đi theo con đường phát triển hoà bình, xây dựng một xã hội hài hoà, phương châm đó nhất định sẽ được các nước láng giềng Đông Á hoan nghênh và tán thành đó chính là sự tồn tại giá trị văn hoá truyền thống chung của Đông á, cũng là cơ sở để chúng ta xây dựng hoà bình Đông Á. Là những người làm công tác giáo dục của các trường đại học hàng đầu ở Đông Á chúng ta phải có trách nhiệm gánh vác những trọng trách lịch sử này, vừa phải nhận thức được sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc ở Đông á, tôn trọng đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc, vừa phải thấy được và cũng tận dụng được những điểm tương đồng và những giá trị cốt lõi về văn hóa của các nước Đông á đào tạo thêm những sứ giả giao lưu văn hoá cho các nước Đông Á cùng xây nên nhịp cầu vững chắc hoà đồng mọi con tim.

Có người so sánh giáo dục đại học là “ Máy cái trong công tác giáo dục nhân tài”, điều đó không phải không có lý sự giao lưu văn hoá không tách rời việc đạo tạo bồi dưỡng nhân tài, khái niệm “ nhân tài” nói ở đây là phải trải qua sự giáo dục của “ đại học chi đạo” (Các nguyên tắc của đại học). Khoa ngôn ngữ văn học phương đông trường đại học Bắc Kinh từ khi thành lập (năm 1946) đến nay đã được 60 năm, đã đào tạo rất nhiều người con ưu tú cho đất nước. Trong đó có những nhân tài về ngôn ngữ văn hoá của các nước Đông á như tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Nhật. Sau khi tốt nghiệp họ làm công việc đối ngoại trong các ngành khác nhau hoặc làm chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá của các nước đó hoặc làm giáo viên, giới thiệu cho nhân dân Trung Quốc tình hình về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá của các nước Đông á. Tóm lại bằng thành tích xuất sắc của mình họ đã có những đóng góp to lớn cho sự giao lưu văn hoá, hợp tác kinh tế và quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc (bao gồm cả Triều Tiên), Trung Quốc và Việt Nam. Trong hoạt động giảng dạy ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp, chúng tôi đã sử dụng triệt để các biện pháp khoa học hiện đại trên mảng và hệ thống Multimedia để thay thế những phương thức dạy học truyền thống, liên tục cải tiến phương pháp giảng dạy, đồng thời còn khuyến khích học sinh tích cực tham gia thực tiễn xã hội, tranh thủ đến những nước mà mình học tiếng để học tập một thời gian nhất định hoặc tranh thủ kỳ nghỉ hè đi du học ngắn hạn. Thực tế đã chứng minh chúng tôi đã thu được hiệu quả rất tốt đẹp. Học sinh rất hoan nghênh phương pháp học tập kết hợp giữa lý luận và thực tiễn này. Chúng tôi hy vọng cùng với sự phát triển không ngừng của diễn đàn hiệu trưởng 4 trường đại học Đông á sẽ đem lại nhiều động lực mới và điều kiện thuận lợi hơn cho công tác đào tạo nhân tài ở mỗi trường đại học, tiếp tục đào tạo những nhân tài xuất sắc cho sự nghiệp giao lưu văn hoá ở các nước Đông Á.

Nhân đây tôi đặc biệt muốn đề cập đến vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ của các cấp lãnh đạo trường đại học Bắc Kinh, được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự sắp xếp chu đáo của phòng đôí ngoại và các cơ quan chức năng khác của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc đại học quốc gia Hà nội, toàn bộ học sinh chuyên ngành tiếng Việt khoá 03 của trường chúng tôi trong kỳ nghỉ hè vừa qua đã đến Việt Nam du học ngắn hạn (môn học “ học kỳ ngắn”) và đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ học tập. Học sinh chúng tôi sau khi về trường đã tổng kết những thu hoạch trong chuyến đi Việt Nam đều vô cùng cảm kích nói chuyến du học ngắn hạn tại Việt Nam lần này quả thực rất hữu ích , không những đã nâng cao năng lực thực hành tiếng Việt của học sinh, mà điều quan trọng hơn là thông qua sự tiếp xúc trực tiếp đã giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội và nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp này tôi xin thay mặt toàn thể giáo viên và học sinh chuyên ngành tiếng Việt trường đại học Bắc Kinh một lần nữa xin gửi lời cám ơn chân thành đến lãnh đạo, cán bộ và giáo viên các phòng ban chức năng của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc đại học quốc gia Hà nội. Mong rằng sự hợp tác giao lưu này sẽ tiếp tục được phát triển để chúng ta cùng sát cánh bên nhau đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đào tạo những sứ giả giao lưu văn hoá của các nước Đông .

Xin chân thành cám ơn.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :