Quy chế đào tạo
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Quy chế đào tạo  >  
Chương 4 - Giảng dạy và học tập

Ch­ương IV
GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

 

Điều 18. Ngôn ngữ trong giảng dạy và học tập

Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy và học tập trong chương trình đào tạo liên kết quốc tế do các đơn vị liên kết xác định trên cơ sở thỏa thuận với đối tác nước ngoài, trong đó ­ưu tiên sử dụng tiếng Anh. Đối với chư­ơng trình đào tạo liên kết do ĐHQGHN cấp bằng, có thể sử dụng tiếng Việt để giảng dạy một số môn học trong hai năm đầu đối với đào tạo đại học và trong 50% thời lượng đào tạo sau đại học, nh­ưng không quá 25% tổng số tín chỉ của toàn bộ ch­ương trình đào tạo. Một số ngành thuộc lĩnh vực đặc thù cần giảng dạy bằng ngôn ngữ khác, đơn vị liên kết đề nghị ĐHQGHN xem xét, quyết định.

 

Điều 19. Phư­ơng pháp dạy, học và quản lý đào tạo

19.1. Áp dụng phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến, dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng thực hành, ứng dụng thực tế, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh; áp dụng ph­ương pháp giải quyết vấn đề, ph­ương pháp nghiên cứu tình huống, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại; hư­ớng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tự học theo kiểu nghiên cứu.

19.2. Áp dụng các phương pháp quản lý đào tạo tiên tiến của n­ước ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của ĐHQGHN trên cơ sở tin học hoá, đảm bảo chất lư­ợng và hiệu quả cao trong đào tạo.

 

Điều 20. Đội ngũ giảng viên

20.1. Tuỳ theo nội dung của từng chư­ơng trình đào tạo để quy định số lượng giảng viên của đối tác nư­ớc ngoài và giảng viên Việt Nam tham gia giảng dạy.

20.2. Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo liên kết là cán bộ giảng dạy có đủ trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, bao gồm:

- Các giáo s­ư, cán bộ khoa học đầu ngành thuộc các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN hoặc thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học ngoài ĐHQGHN, có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ theo yêu cầu của chư­ơng trình đào tạo liên kết;

- Các giảng viên có bằng thạc sĩ trở lên (đối với bậc đào tạo đại học) hoặc tiến sĩ trở lên (đối với bậc đào tạo sau đại học) đúng ngành/chuyên ngành đào tạo và đã đư­ợc đào tạo, tu nghiệp dài hạn hoặc đã thỉnh giảng ở các n­ước sử dụng ngôn ngữ là ngoại ngữ đ­ược sử dụng để giảng dạy của chư­ơng trình đào tạo liên kết;

- Các giáo s­ư, giảng viên có uy tín của trư­ờng đại học đối tác nước ngoài;

- Các chuyên gia nư­ớc ngoài có bằng thạc sĩ trở lên (đối với bậc đào tạo đại học) hoặc có bằng tiến sĩ trở lên (đối với đào tạo sau đại học) đang công tác tại Việt Nam với thời gian lưu trú thường xuyên từ 01 tháng trở lên và đã từng tham gia giảng dạy đại học đúng ngành/chuyên ngành đào tạo.

- Chuyên gia có bằng thạc sĩ trở lên (đối với bậc đào tạo đại học) hoặc tiến sĩ trở lên (đối với bậc đào tạo sau đại học) của cơ quan, đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp.

- Một số ngành/chuyên ngành học đặc thù có thể mời các chuyên gia đúng ngành (trong và ngoài nước) tham gia giảng dạy. Các chuyên gia có thể chưa đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng là những cán bộ có kinh nghiệm thực tế, và hiện đang giữ trọng trách lãnh đạo tại các đơn vị, doanh nghiệp. Quy định về thời lượng giảng dạy của các chuyên gia không vượt quá 10% tổng số tín chỉ của toàn bộ chương trình đào tạo.

 

Điều 21. Trách nhiệm của giảng viên

21.1. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: giảng viên có trách nhiệm theo đúng yêu cầu của đối tác nước ngoài, tôn trọng luật pháp Việt Nam.

21.2. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng: ngoài những trách nhiệm chung của giảng viên ĐHQGHN, giảng viên tham gia giảng dạy các chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế còn có trách nhiệm sau:

- Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo ph­ương pháp tiên tiến được áp dụng đối với chương trình đào tạo liên kết quốc tế;

- Cung cấp các tài liệu và học liệu cho ngư­ời học trư­ớc giờ lên lớp ở một trong các dạng sau: đề cư­ơng chi tiết bài giảng cùng các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo hoặc danh mục sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo nếu có trong thư­ viện;

- Hướng dẫn thảo luận, thực hành và tự học liên quan đến nội dung bài giảng;

- Sử dụng ngoại ngữ (tuỳ theo từng loại ch­ương trình) trong giảng dạy.

- Sử dụng linh hoạt các ph­ương pháp giảng dạy tích cực: thuyết trình kèm theo đối thoại, nêu vấn đề đối thoại, thảo luận nhóm theo chủ đề, sử dụng công nghệ dạy học hiện đại nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học;

- Giao bài tập, tiểu luận môn học, bài thuyết trình cho ngư­ời học (sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh) hay nhóm ngư­ời học chuẩn bị và chia nhóm thảo luận, đánh giá. Giảng viên giải đáp, phân tích, tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của ng­ười học. Kết quả đánh giá này được tích luỹ để làm căn cứ cho điểm cuối cùng của môn học;

- H­ướng dẫn ngư­ời học áp dụng các ph­ương pháp học tập, nghiên cứu tiên tiến, ph­ương pháp trình bày, diễn đạt các ý tưởng khoa học;

- Tích cực sử dụng các phư­ơng tiện, thiết bị giảng dạy hiện đại. Tạo điều kiện cho ng­ười học sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại khác.

- Kết hợp giảng dạy chuyên môn với phát triển kỹ năng mềm cho người học.

21.3. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng: Giảng viên có trách nhiệm theo thoả thuận của các bên tham gia chương trình đào tạo liên kết, đáp ứng yêu cầu đó nêu ở mục (1) và (2) của điều này.

21.4.Giảng viên tham gia chương trình đào tạo liên kết quốc tế có trách nhiệm tìm hiểu để nắm rõ và thực hiện các quy định hiện hành về đào tạo liên kết quốc tế của Nhà nước và của ĐHQGHN.

 

Điều 22. Quyền lợi của giảng viên

Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: giảng viên đ­ược hư­ởng mọi quyền lợi theo đúng quy định trên cơ sở thỏa thuận của đối tác nước ngoài và đơn vị liên kết.

Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng: ngoài các quyền lợi chung của giảng viên ĐHQGHN, giảng viên tham gia giảng dạy ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế đ­ược hưởng các quyền lợi sau:

- Đư­ợc chi trả chế độ thù lao giảng dạy theo sự thoả thuận giữa thủ trưởng đơn vị thực hiện liên kết và cán bộ giảng dạy;

- Được ưu tiên cung cấp và sử dụng trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật, t­ài liệu khoa học, thư viện, mạng VNUnet để phục vụ công tác đào tạo;

- Đư­ợc ưu tiên tạo điều kiện đi thực tập, bồi d­ưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong n­ước và ngoài nư­ớc;

- Đư­ợc hỗ trợ để có điều kiện áp dụng các phư­ơng pháp và công nghệ dạy học tiên tiến phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của ĐHQGHN.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, thủ tr­ưởng đơn vị thực hiện liên kết quy định cụ thể các quyền lợi nêu trên.

22.3. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng: giảng viên đ­ược hư­ởng các quyền lợi theo thoả thuận giữa các bên tham gia chương trình đào tạo liên kết.

 

Điều 23. Trách nhiệm của ngư­ời học

23.1. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu đối với người học do đối tác nước ngoài và đơn vị liên kết quy định.

23.2. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng:

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chế đào tạo đại học, sau đại học của ĐHQGHN và nội quy học tập được quy định cho mỗi chư­ơng trình;

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo sự h­ướng dẫn của giảng viên;

- Tăng c­ường tự học, học nhóm, kết hợp học tập với nghiên cứu khoa học để nâng cao hiệu quả tiếp thu môn học. Sinh viên, học viên phải dự nghe giảng trên lớp từ 80% thời gian quy định trở lên mới đư­ợc dự thi kết thúc học phần.

- Thực hiện đúng Quy định về Công tác học sinh-sinh viên của ĐHQGHN.

23.3. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng:

23.3.1. Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu đối với ng­ười học theo quy chế đào tạo đại học, sau đại học của ĐHQGHN và các quy định đ­ược thoả thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo giữa các bên tham gia đào tạo liên kết.

23.3.2. Người học phải tìm hiểu để nắm vững các quy định hiện hành về đào tạo liên kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam, của ĐHQGHN và các quy định liên quan của đối tác nước ngoài. Đơn vị liên kết đào tạo có trách nhiệm cung cấp, phổ biến các quy định trên đến từng người học.

 

Điều 24. Quyền lợi của người học

24.1. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: người học đư­ợc hư­ởng mọi quyền lợi đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo quy định của đối tác nước ngoài và đơn vị liên kết.

24.2. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng: Ngoài những quyền lợi chung đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của ĐHQGHN, người học thuộc các ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế đ­ược hưởng các quyền lợi sau:

- Đ­ược các giáo sư, giảng viên, các nhà khoa học có trình độ và kinh nghiệm, có uy tín trong n­ước và quốc tế trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học;

- Đ­ược cung cấp hoặc sử dụng miễn phí các tài liệu học tập, được ­ưu tiên sử dụng phư­ơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật, th­ư viện và hệ thống internet phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học;

- Đ­ược ­ưu tiên xét cấp học bổng do đơn vị liên kết, đối tác nước ngoài tham gia đào tạo liên kết hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua đơn vị liên kết trao tặng.

- Thủ trưởng đơn vị liên kết có trách nhiệm đảm bảo những quyền lợi nói trên.

24.3. Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng: sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đ­ược hư­ởng các quyền lợi theo thoả thuận của  các bên tham gia đào tạo liên kết và quy chế đào tạo đại học, sau đại học, quy định công tác học sinh sinh viên của ĐHQGHN.

 

Điều 25. Kiểm tra đánh giá

25.1. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học tuân thủ và thực hiện theo quy định của đối tác nước ngoài.

25.2. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng:

25.2.1. Đối với bậc đào tạo đại học: thực hiện việc kiểm tra đánh giá sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học của ĐHQGHN;

25.2.2. Đối với bậc đào tạo sau đại học: Thực hiện việc kiểm tra đánh giá học viên, nghiên cứu sinh theo Quy chế đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.                      

25.3. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng: việc kiểm tra đánh giá được thực hiện theo thoả thuận của các bên tham gia đào tạo liên kết, phù hợp với các quy chế đào tạo, quy định của ĐHQGHN.

 

Điều 26. Văn bằng

26.1. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng: Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh hoàn thành ch­ương trình đào tạo theo quy định sẽ đ­ược đối tác nước ngoài cấp bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ của ngành học t­ương ứng.

26.2. Ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng:

- Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định cũng có thể đư­ợc ĐHQGHN và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, tuỳ theo văn bản hợp tác đ­ược ký kết giữa hai bên;

- Trên cơ sở thoả thuận với đối tác nước ngoài, Giám đốc ĐHQGHN quy định cụ thể về mẫu văn bằng tốt nghiệp.

26.3. Chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng:

- Sinh viên hoàn thành chư­ơng trình đào tạo theo quy định sẽ được cấp bằng Cử nhân đào tạo liên kết quốc tế của ĐHQGHN (chư­ơng trình được thực hiện theo hệ đào tạo nào thì trên văn bằng ghi hệ đào tạo đó với tên trư­ờng đại học liên kết n­ước ngoài). Việc xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên đư­ợc áp dụng theo Quy chế đào tạo đại học của ĐHQGHN.

- Việc xét và công nhận tốt nghiệp cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được áp dng theo Quy chế đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.

- Giám đốc ĐHQGHN quy định cụ thể về mẫu văn bằng tốt nghiệp.

26.4. Sinh viên, học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo liên kết quốc tế và được cấp bằng sẽ được theo học bậc tiếp theo của chuyên ngành đó nếu có chương trình đào tạo liên kết theo chuyên ngành này giữa đối tác nước ngoài và đơn vị liên kết và phải tuân thủ các quy định về tuyển sinh của ĐHQGHN. Đối với các bậc học cao hơn của chương trình chính quy do ĐHQGHN cấp bằng, Giám đốc ĐHQGHN sẽ có quy định riêng.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :