Chân dung 01:20:54 Ngày 25/04/2024 GMT+7
Cô giáo tâm huyết với đổi mới sáng tạo và truyền cảm hứng
Góp phần làm nên tên tuổi của trường ĐH Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ trước đến nay, chắc chắn không thể không kể đến những giảng viên - nhà giáo nhân dân - không chỉ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy mà còn là những người cha, người mẹ, luôn quan tâm sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống. trong đó, có những người đã dành cả thanh xuân và cuộc đời gắn bó với mái trường Ngoại Ngữ, cần mẫn trên hành trình gieo con chữ, được nhiều thế hệ sinh viên yêu mến, kính trọng. Người tôi muốn nói đến không ai khác chính là TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng - trưởng bộ môn chất lượng cao, khoa Sư phạm Tiếng Anh, đồng thời cũng là trưởng nhóm cộng đồng chuyên môn giáo dục khai phóng tại trường Đại học Ngoại Ngữ (ULIS) - ĐHQGHN.

TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng đang giảng dạy các môn thực hành tiếng tại Bộ môn Chất lượng cao và các môn học khai phóng của Trường như Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội, Tư duy Sáng tạo và Khởi nghiệp, Thiết kế cuộc đời.

Với TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng, để trở thành một người làm nghề giáo “có tâm và có tầm”, có thể sống với nghề trong nhiều năm, bên cạnh việc “người chọn nghề” thì cần có những tố chất phù hợp với nghề giáo như kiên trì, bao dung, nhân hậu, kỷ luật, ham học hỏi và có kỹ năng giao tiếp tốt. Nếu có thêm sự hài hước, sáng tạo và truyền cảm hứng thì sẽ là một điểm cộng để có thể tạo nên những bài giảng thú vị cho sinh viên.

Trên chặng đường dạy học, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng thường tìm thấy ở mỗi người thầy cô hay bạn đồng nghiệp một số điểm khiến mình ngưỡng mộ, cảm phục và muốn noi theo.

PGS. Ian McDonald – thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ và cũng là có nhiều ảnh hưởng đến phong cách giáo dục của cô – người được cô đánh giá là hội tụ đầy đủ những phẩm chất “thấu hiểu, yêu thương, truyền cảm hứng”. Những điều đã học được từ thầy như làm bản đồ số chữ cho mỗi chương, mỗi phần của luận văn cho đến những lời khuyên truyền cảm hứng từ thầy chính là những điều cô rất muốn hướng dẫn lại cho sinh viên của mình. Nhắc lại về thầy, cô vẫn không quên lời dặn: “Học Tiến sĩ không phải là chặng đường gian khổ mà là một chặng đường thú vị, sau khi viết một chương rồi đọc lại không hiểu ai viết hay thế.”

Trong cuộc đời làm nghề giáo, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đó là với khóa sinh viên đầu tiên cô áp dụng bài tập thuyết trình cảm hứng vào môn học khi cô đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ về những góc khuất trong cuộc đời của sinh viên. Nhờ đó cô biết được rằng, mỗi con người đều có những mảng sáng tối khác nhau. Đằng sau những gương mặt rạng rỡ tươi vui mỗi em đều có những câu chuyện riêng, những nghị lực vươn lên trong cuộc sống đáng nể phục.

“Càng ngày mình càng thấy nếu thầy cô chạm được đến trái tim học trò thì việc học sẽ tự đến rất tự nhiên. Hôm vừa rồi dự lễ tốt nghiệp cùng sinh viên, một bạn từng khóc trong bài thuyết trình năm nào, nói với mình là cô truyền cảm hứng cho em suốt 4 năm ở trường”, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng chia sẻ.

Bên cạnh việc giảng dạy các môn học, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng là một giảng viên năng nổ và tham gia vào nhiều hoạt động sáng tạo của Nhà trường như: Khóa học Nhà giáo dục sáng tạo khởi nghiệp” (nằm trong dự án VIBE hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Ireland tổ chức) năm 2019, khóa tập huấn “Công dân tích cực và doanh nghiệp xã hội” của Hội đồng Anh năm 2020. Với cô, hai khóa học này chính là những cú hích để cô gia nhập vào cộng đồng Đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN nói chung và ULIS nói riêng. Từ đó, cô cùng những giảng viên tâm huyết khác đã xây dựng, triển khai những khóa học khai phóng, lan tỏa làn sóng đổi mới sáng tạo như Tư duy Sáng tạo và Khởi nghiệp, Nhà giáo dục truyền cảm hứng, Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội.

Đặc biệt, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng hiện đang đảm nhiệm vai trò là Trưởng nhóm Cộng đồng chuyên môn Giáo dục khai phóng tại Trường ĐH Ngoại ngữ – cộng đồng được thành lập ngày 21/10 với nhiệm vụ nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên môn, nhằm xây dựng cộng đồng có lối sống tích cực, chủ động, hạnh phúc, và lan tỏa đến những cộng đồng lớn hơn, hướng tới phát triển con người. Chia sẻ về những gì cộng đồng đã, đang và sẽ thực hiện, cô cho biết: nhiều hoạt động sáng tạo của Nhà trường như: Khóa học Nhà giáo dục sáng tạo khởi nghiệp” (nằm trong dự án VIBE hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Ireland tổ chức) năm 2019, khóa tập huấn “Công dân tích cực và doanh nghiệp xã hội” của Hội đồng Anh năm 2020. Với cô, hai khóa học này chính là những cú hích để cô gia nhập vào cộng đồng Đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN nói chung và ULIS nói riêng. Từ đó, cô cùng những giảng viên tâm huyết khác đã xây dựng, triển khai những khóa học khai phóng, lan tỏa làn sóng đổi mới sáng tạo như Tư duy Sáng tạo và Khởi nghiệp, Nhà giáo dục truyền cảm hứng, Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội.

Đặc biệt, TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng hiện đang đảm nhiệm vai trò là Trưởng nhóm Cộng đồng chuyên môn Giáo dục khai phóng tại Trường ĐH Ngoại ngữ – cộng đồng được thành lập ngày 21/10 với nhiệm vụ nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên môn, nhằm xây dựng cộng đồng có lối sống tích cực, chủ động, hạnh phúc, và lan tỏa đến những cộng đồng lớn hơn, hướng tới phát triển con người. Chia sẻ về những gì cộng đồng đã, đang và sẽ thực hiện, cô cho biết:

“COP (Giáo dục khai phóng) đang tổ chức khóa bồi dưỡng về Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội cho cán bộ và giảng viên các trường trong khối ĐHQGHN, cùng với đó sẽ tổ chức 2 tọa đàm: “Sống hạnh phúc giữa đời bận rộn” và “Thấu cảm thầy trò thời Covid” cho hơn 100 giáo viên đến từ Sở GD-ĐT Lạng Sơn vào cuối năm 2021. Trong năm 2022, COP lên kế hoạch sẽ có 1 tiểu ban trong UNC 2022, 1 workshop tiền hội thảo thông qua mạng lưới ULIS CONNECT và 1 webinar thông qua mạng lưới VietTESOL. Các thành viên COP sẽ tham gia báo cáo tại các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế về các nghiên cứu liên quan. Đồng thời, COP vẫn sẽ tiếp tục tổ chức các khóa học Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội cũng như Thiết kế cuộc đời cho cựu sinh viên ULIS, giảng viên và sinh viên các cơ sở đào tạo theo đặt hàng. Đặc biệt, sẽ có một retreat (dã ngoại kèm tập huấn) cho các thành viên COP nếu điều kiện cho phép.”

 Mai Ngọc – Lệ Thủy - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC