TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 19/04/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Kim Oanh
Tên đề tài: Nghiên cứu đặc tính pha và chuyển pha dị thường trong mạng nano

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Oanh                                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/12/1989                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 640/QĐ-CTSV ngày 03/09/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc tính pha và chuyển pha dị thường trong mạng nano.

8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano                     9. Mã số: 944012801.QTD         

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Bạch Thành Công; TS. Đặng Đình Long

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Sử dụng mô hình Ising mất trật tự có tích phân trao đổi sắt từ hoặc phản sắt từ thăng giáng với xác suất và độ lớn khác nhau đã khảo sát được quá trình từ hóa loại I với các bước nhảy từ. So sánh kết quả đường cong từ hóa và từ trở lý thuyết với với các đường cong thực nghiệm đo được cho mẫu vật liệu từ Mangan Pr0.5Ca0.5Mn0.95Co0.05O3 (so sánh đường từ hóa) và Pr0.5Ca0.5Mn0.97Ga0.03O3 (so sánh đường từ trở) cho thấy vị trí các bước nhảy khá phù hợp với nhau.

- Đã chỉ ra được các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh các bước nhảy phân số từ trong mô hình Ising mất trật tự trên mạng Shastry – Sutherland. Tìm thấy chuỗi bước nhảy từ ở các giá trị phân số phát sinh từ các rối loạn có liên hệ mật thiết với bức tranh pha của mô hình Shastry – Sutherland tiêu chuẩn.

- Tìm thấy khả năng hình thành pha siêu rắn ở lân cận vùng mật độ tinh thể tương ứng với siêu rắn gây ra bởi khuyết tật lỗ trống ở dưới mật độ tinh thể và siêu rắn gây ra bởi khuyết tật liên nút ở trên mật độ tinh thể cho cả hạt boson lõi cứng và boson lõi mềm dưới tác dụng của điện thế ghim tuần hoàn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Góp phần giải thích nguồn gốc hình thành các bước nhảy từ trong quá trình từ hóa của vật liệu perovskite Mangan và các tetraboxit đất hiếm RB4.

- Định hướng con đường tìm kiếm pha siêu rắn trong các thí nghiệm của các nguyên tử siêu lạnh trên mạng quang học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu khả năng hình thành và ổn định pha siêu rắn trong mô hình Bose – Hubbard mất trật tự cho các mạng hình học khác nhau.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Bach Huong Giang, Nguyen Thi Kim Oanh, Nguyen Van Chinh, Bach Thanh Cong (2015) “First order magnetization process in Polycrystalline Perovskite Manganite”, Materials Transactions, Vol.56, No.9, p. 1320-1322.

Oanh Nguyen, Long Dang (2017) “A supersolid phase of hardcore boson in square optical superlattice”, The European Physical Journal B, Vol 90, No.4, p.71.

Oanh K. T. Nguyen, Phong H. Nguyen, Long D. Dang, Cong T. Bach and Giang H. Bach (2020) “Fluctuation inducing fractional magnetization behavior on the Shastry-Sutherland lattice”, Physica B: Condensed Matter, Volume 583, 412012.

 Thảo Vy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ