Nhiệm vụ chiến lược
Trang chủ   >  Nhiệm vụ chiến lược  >   Thông tin về chương trình  >   Ngôn ngữ học
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KHOA NGÔN NGỮ

1.1. Giới thiệu về Trường ĐHKHXH&NV và Khoa Ngôn ngữ học
Tiền thân của Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQGHN là Trường ĐH Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập ĐHQGHN, trong đó có Trường ĐHKHXH&NV, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Trải qua hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHXH&NV luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một trường ĐH trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lý hàng đầu và nhiều tài năng trong nước đã được đào tạo hoặc trưởng thành từ Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Rất nhiều cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Trung ương của Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Chính phủ, các viện nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, các GS, PGS, GV đầu ngành tại các trường ĐH, học viện trên khắp đất nước đã trưởng thành từ Trường ĐHKHXH&NV.
Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường được thể hiện thông qua các giải thưởng và danh hiệu: Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); 8 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 13 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
- Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
 - Trường hiện có 14 khoa và hai bộ môn trực thuộc đào tạo 18 trình độ cử nhân hệ chuẩn, 4 hệ chất lượng cao, NVCL 03, 26 chuyên ngành thạc sĩ và 28 chuyên ngành tiến sĩ. Phần lớn các khung chương trình, nội dung môn học được cải tiến và xây dựng mới theo phương pháp tiếp cận hiện đại, chú trọng đến đạt chuẩn đầu ra. Trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ nên khá linh hoạt cho người học lựa chọn, đặc biệt là các chương trình đào tạo liên thông (bằng kép, ngành kép) với các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN, các ĐH trong và ngoài nước.
- Là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, ĐHKHXH&NV được thừa hưởng nhiều lợi thế rất lớn, trong đó bao gồm tính tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư của nhà nước, được sử dụng các nguồn lực chung (GV cho các môn học chung, cơ sở vật chất, thư viện…), phát triển các chương trình Đào tạo, nghiên cứu có tính liên ngành cao.
Trường ĐHKHXH&NV coi hợp tác quốc tế là một trong những công tác hết sức quan trọng để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ và SV, cải thiện từng bước cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường, tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị và sự hợp tác giữa các dân tộc.
Các hình thức hợp tác song phương và đa phương mà Trường đã và đang tiến hành gồm các lĩnh vực: trao đổi tài liệu khoa học, trao đổi học giả và SV, tổ chức các khoá học ngắn hạn, các hội thảo quốc tế, phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu chung.
Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường ĐH, các tổ chức giáo dục và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Trường đã kí văn bản hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học song phương với nhiều ĐH và viện nghiên cứu như: ĐH Paris 7, ĐH Toulouse 1, ĐH Toulouse 2, ĐH Monperlier, ĐH Grenobe, ĐH Montesquieu – Bordeau IV của Pháp; ĐH Quebec Abitibi-Temiscamingue của Canada, Viện nghiên cứu Á – Phi, ĐH Lomonosov của Cộng hoà Liên Bang Nga; ĐH Passau, quỹ Kondrad Adenamer, ĐH Humboldt Berlin của Cộng hoà Liên bang Đức; ĐH MIT; ĐH Connecticut, ĐH California của Hoa Kì; ĐH Rio Cuerto của Agentina; ĐH Sư phạm Quảng Tây, Học viện Dân tộc Quảng Tây, ĐH sư phạm Hoa Nam Quảng Châu của Trung Quốc; ĐH Ngoại ngữ Tokyo, ĐH Fukushima, ĐH Quốc gia Tokyo của Nhật Bản; Đại hoc Ngoại ngữ Hàn Quốc ở Seoul, ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Ngoại ngữ Busan,.. của Hàn Quốc; ĐH Mahasarakham, ĐH Chiangmai, ĐH Silpakorn của Thái Lan và một số ĐH của Australia, Bỉ, Đài Loan, Braxin…
Hiệu quả của sự hợp tác quốc tế của Trường ngày càng được nâng cao. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 100 lượt cán bộ, SV của Trường ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ. Trường cũng đón khoảng hơn 100 lượt cán bộ và SV của các trường, viện nghiên cứu của các nước trên thế giới đến làm việc và học tập tại Trường.
- Trường ĐTKHXH&NV-ĐHQGHN là một trong những trường có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và được quản lý theo phương pháp Quản trị ĐH hiện đại. Vì vậy, Trường cũng đã thu hút được một số cán bộ trình độ cao, làm việc tốt trong môi trường Quốc tế.
- Quy mô đào tạo luôn được giữ vững với số lượng hơn 15.000 SV các hệ đào tạo hàng năm Đào tạo sau ĐH cũng ổn định với số lượng học viên hàng năm khoảng 5000 người. 
Khoa NNH của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN được  thành lập năm 1996 trên cơ sở ngành NNH của Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1956 -1996).  Là khoa NNH duy nhất ở Viêt Nam, sứ mệnh của Khoa NNH là nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, đào tạo các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng về NNH, về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á.    Trong hơn 50 năm qua, Khoa đã đào tạo hơn 1500 cử nhân, trên 200 Ths và 120 TS  về NNH, Việt ngữ học,  Ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các sinh viên tốt nghiệp từ Khoa NNH hiện đang làm việc ở nhiều trường ĐH, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan thông tấn, văn hoá, giáo dục… trong cả nước.  
Tính đến năm 2008, Khoa NNH có 11 GV có trình độ TS (trong đó có 04 GS, PGS) tham gia ĐATP, 03 GV có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, 12 GV đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, PPGD, KTĐG, NCKH ở nước ngoài, 04 CBQL (bao gồm Ban chủ nhiệm Khoa và chuyên viên chuyên trách) tham gia ĐATP có kinh nghiệm quản lý, điều hành tại Khoa,nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị ĐH tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển ngành NNH sớm đạt trình độ quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Trong vòng 2 năm thực hiện đề án (tính đến 2010), Khoa NNH đã thực hiện được 06 đề tài NCKH các cấp, tổ chức được 01 HNKH quốc tế, 01 HNKH trong nước; 20 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 02 bài báo đang trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài; 06 báo cáo NCKH của SV.
1.2. Giới thiệu về ngành Ngôn ngữ học
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Một trong những thách thức này là sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ NNH có trình độ quốc tế.
Thực tế cho thấy đội ngũ các nhà NNH ở Việt Nam vốn được đào tạo bài bản ở các trung tâm đào tạo có truyền thống ngữ văn nổi tiếng trong và ngoài nước . Một số lớn trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, hoạch định chính sách ngôn ngữ hiện đại được đào tạo từ Liên xô cũ và một số nước châu Âu nay tuổi đã cao, đội ngũ trẻ thì cần đào tạo thêm, bổ cập và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần phải có được một đội ngũ các nhà NNH có trình độ và khả năng giao tiếp quốc tế tốt. Đào tạo tốt đội ngũ các nhà NNH không chỉ đáp ứng đòi hỏi của xã hội về đội ngũ các nhà nghiên cứu, các nhà thực hành và giảng dạy ngôn ngữ chất lượng cao, mà còn đóng góp rất thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Giới thiệu về trường đối tác
Đối tác đào tạo chính mà ngành NNH đạt trình độ quốc tế của Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN lấy để tham chiếu chương trình là trường đại học California – Los Angeles (University of California – Los Angeles, UCLA). Đây là một trong những trường đại học hàng đầu của Mỹ (xếp thứ 2, theo bảng xếp loại các trường đại học của U.S. News & World Report, 2010) và thế giới ( xếp hạng 9 thế giới, theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của tạp chí Times, 2012), nơi có 12 nhà khoa học được trao giải Nobel và hàng chục nhà khoa học được nhận các giải thưởng danh giá khác.
UCLA đưa ngành NNH vào đào tạo từ năm 1960 bắt đầu với chương trình thạc sĩ, sau đó là chương trình tiến sĩ (1962) và cử nhân (1965), trên cơ sở đó, năm 1966 Khoa Ngôn ngữ học của UCLA được thành lập. Từ đó đến nay ngành NNH của UCLA luôn là một trong những ngành NNH có chất lượng nghiên cứu, đào tạo hàng đầu ở Mỹ (xếp thứ 3 ở Mỹ theo bảng xếp loại của US News & World Report, 2009) và thế giới (xếp hạng 6 thế giới theo bảng xếp loại ngành NNH của US News & World Report, 2011), đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học lí thuyết [Phụ lục 1]. Đây là nơi quy tụ nhiều nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới và là những chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học lí thuyết như Edward Keenan., Tim Stowell Tim, Anoop Mahajan.
UCLA nói chung và Khoa NNH của UCLA nói riêng đã có những quan hệ hợp tác bước đầu với Trường ĐHKHXH&NV và Khoa NNH. Tháng 12 năm 2011, một đoàn giáo sư của UCLA do GS. Anoop Mahajan dẫn đầu đã sang dự Hội thảo khoa học quốc tế ’’Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: những vấn đề lí luận và thực tiễn“ do Trường ĐHKHXH&NV và Khoa NNH tổ chức nhân kỉ niệm 15 năm thành lập Khoa NNH, và cam kết sẵn sàng có những hợp tác trong thời gian tới. Vừa qua, UCLA đã tiếp nhận một giảng viên trẻ của Khoa NNH sang thực tập 3 tháng tại Khoa Ngôn ngữ học và Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Đông Nam Á, của UCLA và khả năng còn tiếp nhận nhiều giảng viên và sinh viên của Khoa đến thực tập.  
Vì những lí do trên, Khoa NNH chọn Khoa NNH - UCLA làm đối tác chính để tham khảo chương trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, do Khoa NNH của UCLA chỉ chú ý đến các ngôn ngữ châu Mỹ , châu Phi, Đông Á và Nam Á hơn là các ngôn ngữ Đông Nam Á, nên không thể dùng hoàn toàn chương trình đào tạo ngành NNH của UCLA (chỉ có hơn 30% các môn phù hợp). Vì vậy, ngoài khoa NNH - UCLA Khoa NNH của Trường ĐHKHXH&NV còn thiết lập quan hệ đối tác với nhiều khoa NNH của các trường ĐH nước ngoài khác, đặc biệt là các trường có các chuyên gia đầu ngành về Việt ngữ học và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam để hợp tác nghiên cứu và trao đổi GV và SV ( ĐH Toronto và ĐH Ottawa của Canada, ĐH Paris 7 của Pháp, ĐH Quốc gia Australia của Úc, ĐH Humbold của Đức)
1.4. Sự cần thiết của việc thực hiện Đề án thành phần
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xã hội nhân văn nói chung, trong ngành NNH nói riêng là một thực tế hiện nay và trong tương lai tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu. Vai trò to lớn của NNH đối với xã hội là điều đã được khẳng định. Ngôn ngữ chính là công cụ để nhà nước hiện thực hoá tư tưởng, chủ trương, đường lối chính sách và truyền đạt đến mọi thành viên trong xã hội, bất luận thành viên đó thuộc giới nào, lứa tuổi nào, đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn nào. Sự chính xác hoá trong sử dụng ngôn ngữ để xây dựng hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy đã mang lại những tác động không nhỏ đến toàn xã hội và từ đó các lợi ích kinh tế sẽ được nhìn nhận và khai thác thông qua việc nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ. Đội ngũ những nhà làm luật, làm kinh tế, làm báo chí xuất bản ..., vì vậy, đang cần được bổ sung các chuyên gia NNH thực thụ để giảm thiểu những thiệt hại về mọi mặt do phương diện ngôn ngữ chưa được coi trọng đúng mức hoặc do những sai sót về mặt ngôn ngữ đưa lại. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các nhà NNH được đào tạo một cách bài bản theo đúng chuẩn mực quốc tế đang cản trở nhu cầu cấp thiết này.
Để đáp ứng yêu cầu trên của xã hội, việc đào tạo đội ngũ những nhà giáo dục và nghiên cứu NNH phải đi trước một bước. Hiện nay, trong hệ thống ĐH cả nước chỉ duy nhất có Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQGHN có khoa NNH. Sự ra đời của Khoa NNH gắn với sứ mệnh là đào tạo cho xã hội những chuyên gia NNH thực thụ, có đủ năng lực công tác chuyên môn xứng tầm quốc tế. Để thực hiện được sứ mệnh đó trước hết cần phải xây dựng khoa NNH trở thành một khoa giảng dạy chuyên môn đủ mạnh cả về nhân lực, cả về chuyên môn để đáp ứng tốt mọi yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá. 
Nhìn sang các nước trong khu vực như Thái lan, Singapore, Malaysia và đặc biệt là Trung Quốc, chính phủ các nước này đã có chính sách chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành NNH bên cạnh sự đầu tư cho các ngành khoa học công nghệ khác. Hiện nay, hầu hết các nước đã xây dựng được chương trình đào tạo ngành NNH đạt đẳng cấp khu vực và được thế giới công nhận, gián tiếp thu hút lượng lớn SV học ngành NNH trong nước và hạn chế nạn chảy máu chất xám. Trung Quốc đã và đang ngày càng khẳng định vị thế về đào tạo chất lượng cao với hai trường ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh nằm trong trong top 500 trường ĐH đứng đầu thế giới, trong mỗi trường đó đều có ngành NNH. Có thể thấy, các nước trên thế giới đã nhìn thấy nhu cầu bức thiết đào tạo đội ngũ các nhà NNH chất lượng cao nên đã đi trước trong việc xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến.
Trong khi đó tại Việt Nam, các cơ sở đạo tạo cử nhân ngành NNH như Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TP HCM, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh ,v.v. vẫn đang còn đào tạo theo lối truyền thống, chất lượng đào tạo vẫn còn có khoảng cách lớn so với yêu cầu thực tế xã hội nguyên do không chỉ bởi môi trường học tập mà còn do những yếu kém trong chương trình đào tạo cũng như trong phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá. Cụ thể là giáo trình còn lạc hậu, thiếu tính thực tiễn, phương pháp học của SV rất thụ động, khả năng tự học, tự thực hành còn yếu. Phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, năng lực đội ngũ GV không đồng đều, nhất là trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, do học toàn bộ bằng tiếng Việt, SV Việt Nam còn hạn chế về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để tìm hiểu thông tin, chủ động giao tiếp và hội nhập với môi trường quốc tế.
Thực trạng công tác đào tạo cử nhân NNH ở nước ta đã cho thấy sự chưa đồng bộ và thiếu hệ thống giữa các trường ĐH trên cả nước. Tình trạng đào tạo manh mún, nhỏ lẻ, yêu cầu cao về năng lực tài chính của SV ở các trường ĐH đào tạo cử nhân NNH hiện nay cho thấy sự đầu tư chưa đúng mức của các trường ĐH nói riêng và nhà nước nói chung. Trước tình hình này, Trường ĐH KHXH&NV xây dựng đề án chương trình cử nhân ngành NNH đạt trình độ quốc tế nhằm góp phần khắc phục những tồn tại nói trên. Chương trình được xây dựng với lộ trình cụ thể đến năm 2012 góp phần bổ sung mỗi năm khoảng 60 cử nhân NNH đạt trình độ quốc tế có chất lượng tương đương với cử nhân NNH tốt nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới.
1.5. Các lợi ích Đề án thành phần mang lại đối với người học
(i) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn quan trọng bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(ii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến,PPGD hiện đại, thực hiệnbởi các GV có trình độ quốc tế;  
(iii) Được phát triển các kỹ năng mềm một cách toàn diện cùng với kiến thức NNH hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Khung chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ học
TT
Mã số
Môn học
Số tín chỉ
Số giờ tín chỉ
 
Môn học tiên quyết
Lý thuyết
Thực hành
Tự học
I
Khối kiến thức chung
(Không tính các môn từ 11 đến 16)
37
 
 
 
 
1                     
PHI1004
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
21
5
4
 
2                     
PHI1005
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
32
8
5
PHI1004
3                     
POL1001
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
20
8
2
PHI1005
4                     
HIS1002
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3
35
7
3
POL1001
5                     
INT1004
Tin học cơ sở 2
3
17
28
 
 
6                     
FLF1105
Ngoại ngữ A1 (*)
 
 
 
 
 
 
 
Tiếng Anh A1
4
16
40
4
 
 
 
Tiếng Việt A1
4
16
40
4
 
7                     
FLF1106
Ngoại ngữ A2
 
 
 
 
FLF1105
 
 
Tiếng Anh A2
5
20
50
5
 
 
 
Tiếng Việt A2
5
20
50
5
 
8                     
FLF1107
Ngoại ngữ B1
5
20
50
5
FLF1106
 
 
Tiếng Anh B1
5
20
50
5
 
 
 
Tiếng Việt B1
5
20
50
5
 
9                     
FLF1108
Ngoại ngữ B2
5
20
50
5
FLF1107
 
 
Tiếng Anh B2
5
20
50
5
 
 
 
Tiếng Việt B2
5
20
50
5
 
10                  
FLF1109
Ngoại ngữ C1
5
20
50
5
FLF1108
 
 
Tiếng Anh C1
5
20
50
5
 
 
 
Tiếng Việt C1
5
20
50
5
 
11                  
PES1001
Giáo dục thể chất 1
2
2
26
2
 
12                  
PES1002
Giáo dục thể chất 2
2
2
26
2
PES1001
13                  
CME1001
Giáo dục quốc phòng – an ninh 1
2
14
12
4
 
14                  
CME1002
Giáo dục quốc phòng – an ninh 2
2
18
12
 
CME1001
15                  
CME1003
Giáo dục quốc phòng – an ninh 3
3
21
18
6
 
16                  
CSS1001
Kỹ năng mềm
3
 
 
 
 
II
Khối kiến thức theo lĩnh vực
26
 
 
 
 
II.2
Các môn học bắt buộc
20
 
 
 
 
17                  
HIS1052
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
45
 
 
 
18                  
 
Môi trường và phát triển
2
30
 
 
 
19                  
MNS1051
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
3
45
 
 
 
20                  
PHI1051
Logic học đại cương
2
30
 
 
 
21                  
HIS1053
Lịch sử văn minh thế giới
3
45
 
 
 
22                  
LIN1050
Thực hành văn bản khoa học tiếng Việt
2
20
10
 
 
23                  
SOC1050
Xã hội học đại cương
2
30
 
 
 
24                  
POL 2050
Chính trị học đại cương
3
45
 
 
 
II.2
Các môn lựa chọn
 
 
 
 
 
25                  
PHI1051
Kinh tế học đại cương
2
30
 
 
PHI1004
26                  
 
Tâm lý học đại cương
2
30
 
 
 
27                  
MAT 1078
Thống kê cho Khoa học Xã hội
2
30
 
 
 
28                  
 
Nhà nước và pháp luật đại cương
3
45
 
 
 
III.
Khối kiến thức khối ngành
18
 
 
 
 
III.1
 Các môn học bắt buộc
12
 
 
 
 
29                  
SIN 1004
Hán Nôm cơ sở
3
45
 
 
 
30                  
LIN2001
Dẫn luận Ngôn ngữ học
3
45
 
 
 
31                  
 
Phong cách học tiếng Việt
3
45
 
 
 
32                  
 
Văn học Việt Nam đại cương
3
45
 
 
 
III.2
Các môn học lựa chọn
6/18
 
 
 
 
33                  
HIS
Lịch sử Việt Nam đại cương
3
45
 
 
 
34                  
 
Việt ngữ học đại cương
3
45
 
 
 
35                  
 
Nhân học đại cương
3
45
 
 
 
36                  
 
Nghệ thuật học đại cương
3
45
 
 
 
37                  
 
Mỹ học đại cương
3
45
 
 
 
38                  
JOU1051
Báo chí truyền thông đại cương
3
45
 
 
 
IV
Khối kiến thức nhóm ngành
15
 
 
 
 
39                  
LIN3001
Ngôn ngữ học đại cương
4
60
 
 
 
40                  
LIN2002
Cơ sở ngữ âm học
2
30
 
    
LIN2001
41                  
LIN3004
Cơ sở ngữ pháp học
2
30
 
    
LIN2001
42                  
LIN3005
Cơ sở ngữ nghĩa học
2
30
 
 
LIN2001
43                  
LIN3006
Cơ sở ngữ dụng học
2
30
 
  
LIN2001
44                  
 
Ngoại ngữ chuyên ngành
3
30
15
 
 
 
 
Tiếng Anh chuyên ngành
3
30
15
 
 
 
 
Tiếng Việt chuyên ngành
3
30
15
 
 
V.
 Khối kiến thức ngành và chuyên ngành
54
 
 
 
 
V.1
 Khối kiến thức ngành
24
 
 
 
 
45                  
 
Ngữ âm học tiếng Việt
3
45
 
 
LIN2001
46                  
 
Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
3
45
 
 
LIN2001
47                  
 
Ngữ pháp học tiếng Việt
4
60
 
 
LIN2001
48                  
 
Ngữ dụng học tiếng Việt
2
30
 
 
 
49                  
 
Phương ngữ học tiếng Việt
2
30
 
 
LIN2001
50                  
 
Lịch sử tiếng Việt
2
30
 
 
LIN2001
51                  
LIN2011
Nhập môn ngôn ngữ học xã hội
2
30
 
 
LIN2001
52                  
 
Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số VN
2
30
 
 
LIN2001
53                  
LIN2010
Nhập môn ngôn ngữ học ứng dụng
2
30
 
 
LIN2001
54                  
LIN2013
Loại hình học ngôn ngữ
2
30
 
 
LIN2001
V.2
 Khối kiến thức chuyên ngành
 
 
 
 
 
V.2.1
 Chuyên ngành Ngôn ngữ học (A)
18
 
 
 
 
V.2.1.1
Các môn học bắt buộc
10
 
 
 
 
55                  
 
Nhập môn ngữ pháp chức năng
2
30
 
 
LIN2001
56                  
LIN2014
Nhập môn phân tích diễn ngôn
2
30
 
 
LIN2001
57                  
 
Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận
2
30
 
 
LIN2001
58                  
 
Nhập môn ngôn ngữ học máy tính
2
30
 
 
LIN2001
59                  
 
Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
2
30
 
 
LIN2001
IV.2.1.2
Các môn học lựa chọn
(Chọn trong số các môn học bắt buộc của các chuyên ngành B,C,D)
8
 
 
 
 
V.2.2
Chuyên ngành B (Ngôn ngữ học ứng dụng)
 18
 
 
 
 
V.2.2.1
Các môn học bắt buộc
   10
 
 
 
 
60                  
LIN3008
Ngôn ngữ, truyền thông và tiếp thị 
2
30
 
 
LIN2010
61                  
LIN
Thực hành ngôn ngữ học ứng dụng
2
20
10
 
LIN2010
62                  
LIN3010
Ngôn ngữ và thực hành báo chí
2
30
 
 
LIN2010
63                  
LIN3011
 Ngôn ngữ và công việc biên tập, xuất bản  
2
30
 
 
LIN2010
64                  
LIN3012
Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
2
20
10
 
LIN2010
V.2.2.2
Các môn học lựa chọn
(Chọn trong số môn học của các chuyên ngành A, C, D)
8
 
 
 
 
V.2.3
Chuyên ngành C (Việt ngữ học)
    18
 
 
 
 
V.2.3.1
Các môn học bắt buộc
10
 
 
 
 
65                  
 
Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường
2
30
 
 
LIN2001
66                  
 
Việt ngữ học với việc nghiên cứu và giảng dạy văn học
2
30
 
 
LIN2001
67                  
 
Tiến trình phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam
2
30
 
 
LIN2001
68                  
 
Từ điển học và việc biên soạn từ điển tiếng Việt
2
30
 
 
LIN2003
69                  
 
Ngữ âm lịch sử tiếng Việt
2
30
 
 
LIN2015
V.2.3.2
Các môn học lựa chọn
(Chọn trong số các môn học các chuyên ngành A,B, D và môn LIN3024 dưới đây)
8
 
 
 
 
70                  
 
Phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết
2
30
 
 
LIN2005
V.2.4
 
Chuyên ngành D (Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam)
18
 
 
 
 
V.2.4.1
 
Các môn học bắt buộc
10
 
 
 
 
71                  
 
Tiếng dân tộc thiểu số cơ sở
 3
30
15
 
LIN2001
72                  
 
Tiếng dân tộc thiểu số nâng cao
3
30
15
 
LIN3025
73                  
 
Phương pháp điền dã ngôn ngữ học
2
20
10
 
LIN2001
74                  
 
Giáo dục ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
2
30
 
 
LIN2001
V.2.4.2
Các môn học tự chọn: Chọn trong số môn học của các chuyên ngành A, B,C và môn học dưới đây
8
 
 
 
 
 
 
Ngôn ngữ và văn hóa các DTTS ở VN và ĐNA
2
30
 
 
LIN2017
V.2.5
Chuyên ngành E (Việt ngữ học cho người nước ngoài)
18
 
 
 
 
V.2..5.1
Các môn học bắt buộc
10
 
 
 
 
75                  
 
Tiếng Việt và phong tục Việt Nam
2
10
15
5
LIN3035
76                  
 
Tiếng Việt ngành du lịch
2
10
15
5
 
77                  
 
Tiếng Việt ngành kinh tế, thương mại
2
10
15
5
 
78                  
 
Tiếng Việt qua báo chí
2
10
15
5
 
79                  
 
Tiếng Việt và dịch thuật
2
10
15
5
 
V2.5.2
Các môn học lựa chọn
8
 
 
 
 
80                  
 
Tiếng Việt trên các phương tiện nghe nhìn
2
10
15 
 5
 
81                  
 
Tiếng Việt trong tục ngữ, ca dao
2
10
15
5
 
82                  
 
 Tiếng Việt trong công nghệ thông tin 
2
10
15
 5
 
83                  
 
Tiếng Việt với lịch sử và văn hóa Việt Nam
2
10
15
 5
 
84                  
 
Tiếng Việt và lễ hội ở Việt nam
2
10
15
 5
 
85                  
 
Tiếng Việt và văn học Việt Nam
2
10
15
 5
 
86                  
 
Tiếng Việt trong tôn giáo
2
10
15 
 5
 
87                  
 
Tiếng Việt trong pháp luật
2
10
15
 5
 
V.3
Niên luận, thực tập và khoá luận tốt nghiệp
12
 
 
 
 
88                  
 
Niên luận  
2
 
30
 
LIN2001
89                  
 
Thực tập
3
 
45
 
 
90                  
 
Khóa luận tốt nghiệp
7
 
 
 
LIN4003
 
 
Tổng cộng
    150
 
 
 
 
 
 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: